Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

ĐẠI-THỪA và TIỂU-THỪA phái nào cao siêu hơn ?


Trần Thanh hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời
Nguyên văn câu hỏi:
1) Tại sao một số kinh điển Đại Thừa lại không nằm trong  Tam Tạng (Tripitaka), mặc dù chúng cũng là lời của Phật (như thị ngã văn), như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, v.v…?
2) Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy?
Xin đa tạ quý Thầy và đạo hữu.
Trần Thanh.

Patisambhidamagga – Giảng về Niệm hơi thở


Patisambhidamagga – Giảng về Niệm hơi thở

Trích từ: Phân Tích Đạo (patiambhidamagga) -
Tỳ Khưu Indacanda dịch từ Pali sang tiếng Việt

- Kinh Niệm Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra (Quan trọng)


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Pháp môn Tịnh độ trong kinh điển Pāli (Toại Khanh -Tỳ kheo Giác Nguyên))



Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh người niệm Phật vãng sinh về thế giới Tịnh độ để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Cõi ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Ta bà nhiều kiếp nạn này.

A-la-hán, Phật và Bồ tát (Tỳ khưu Bodhi)



Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia...
I. Hai lý tưởng Phật giáo cạnh tranh nhau 
Lý tưởng A-la-hán thường được xem là lý tưởng dẫn đạo cho Phật giáo Nguyên Thủy và lý tưởng Bồ tát là lý tưởng dẫn đạo của Phật giáo Đại Thừa. Nhận định này không hoàn toàn đúng, vì truyền thống Nguyên Thủy đã thể nhập lý tưởng Bồ tát trong giáo lý cơ bản và như vậy đã công nhận giá trị của quả vị A-la-hán và quả vị Phật đều là hạnh nguyện tu tập của người xuất gia. Vì thế, nói một cách chính xác hơn thì lý tưởng A-la-hán và lý tưởng Bồ tát là những lý tưởng dẫn đạo cho cả Phật giáo Tiền Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo Nguyên thủy là gì ? - John T. Bullit




Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian. 1 Trong nhiều thế kỷ, Therevada đã là tôn giáo thống ngự tại lục điạ Đông Nam Á (Thái lan, Myanmar hay Burma, Cambodia, và Lào) và Srilanka.. Ngày nay số Phật tử Phật giáo Therevada lên đến con số trên 100 triệu trên toàn thế giới. 2 Trong những thập kỷ gần đây Therevada bắt đầu bám rễ ở Phương Tây.

Lý tưởng Bồ tát trong giáo lý Phật giáo Nguyên thủy - Thiền sư U Silananda


Trong kinh điển Pali, hoặc trong các bài pháp, Ðức Phật thường dùng hai danh từ để chỉ chính Ngài: Bồ Tát (Bodhisatta) và Như Lai (Tathagata). Ngài tự gọi là Bồ Tát khi nói về giai đoạn trước khi Ngài Giác ngộ trong kiếp nầy. Và sau khi Ngài đạt Chánh quả rồi thì Ngài thường xưng là Như Lai.
Dựa trên những danh xưng nầy, ta có thể hiểu rằng Bồ Tát là một vị có đầy đủ điều kiện đạt Giác ngộ hoặc một vị đang đi trên con đường chắc chắn dẫn đến quả vị Phật. Trong Chú giải, chữ Bồ Tát có ba nghĩa: 

Khái niệm Quán Thế Âm theo Kinh điển Pāli Toại Khanh (Tỳ kheo Giác Nguyên)


Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ.
Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.

GIẢNG VỀ NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA - Phân Tích Đạo (patiambhidamagga)


SAMATHA và VIPASSANĀ (Chỉ tịnh và Minh sát)


(Trích Dịch từ Patisambhidāmaggapāli - Phân Tích Đạo thuộc Tạng Kinh, Tiểu Bộ, Tỳ Khưu Indacanda  dịch)

Niệm Hơi Thở & Tứ Niệm Xứ - Tăng Nhất A Hàm


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Tạp A Hàm 9,10,11,12


Tạp A Hạm 5,6,7,8



Tuyển chọn Tạp A Hàm - Quyển 3 và 4


Tuyển chọn TẠP A-HÀM QUYỂN 1



Tương Ưng Tứ Niệm Xứ - Kinh Tương Ưng Bộ

Kinh Tương Ưng Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
Phần 47
Chương III
Tương Ưng Niệm Xứ

Kinh Tuyển chọn - Tạp A Hàm Quyển 2


TƯƠNG ƯNG NIỆM XỨ - KINH TẠP A-HÀM

KINH TẠP A-HÀM

TỤNG V. ĐẠO PHẨM[1]

15. TƯƠNG ƯNG NIỆM XỨ[2]

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Lịch sử kết tập Kinh luật lần thứ 1,2 và 3 (6 lần) - TT. Thích Phước Sơn

Lịch sử kết tập
Kinh luật lần thứ nhất
TT. Thích Phước Sơn

---o0o---
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Bấy giờ, tôn giả Đại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: "Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Đức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Đức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Đà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: "Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?". Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Đà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.

Lịch sử kết tập Pháp tạng lần thứ 4,5 và 6 - TT. Thích Phước Sơn


Kinh Điển Phật giáo: thực và hư

Kết tập đầu tiên
Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa) triệu tập một hội đồng gồm khoảng 500 vị thánh tăng tại vùng đồi núi ngoại thành Vương xá (Rājagaha) để kết tập kinh điển, sau này được gọi là Đại hội Kết tập I. "Kết tập" có nghĩa là thu góp, tập hợp lại, ôn lại, đừng để cho tán thất. Tiếng Phạn là "sangīti", có nghĩa là cùng nhau tụng lại. Trong Đại hội này, ngài Đại Ca-diếp là chủ quản, ngài A-nan-đa (Ānanda) đọc lại các bài kinh giảng, và ngài Ưu-ba-ly (Upāli) đọc lại các điều luật. Sau lần kết tập đầu tiên này, Luật tạng và Kinh tạng được đúc kết. Lúc ấy, Kinh tạng được chia ra thành 4 bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và Tăng chi bộ.
Đây là thời kì nguyên thủy , tinh nguyên nhất được các bậc thánh kết tập lại. Nhưng chúng ta thấy chỉ có 4 tạng kinh .

Sự thật về Tam Tạng kinh điển! - Quán Như

Sự thật về Tam Tạng kinh điển!

Tam tạng kinh điển

Tất cả các tông phái lớn đều đồng ý với nhau về việc phân loại kinh điển: Kinh (S-Sutra; P-Sutta), Luật (Vinaya) và Luận (Sastra- Abhidharma). Luật là giới cấm nhằm bảo đảm hành vi đạo đức và bảo đảm hòa hợp trong sinh hoạt của tăng đoàn. Trong lịch trình phát triển giới cấm đã được thay đổi cho hợp với hoàn cảnh văn hóa và xã hội địa phương. Khi Đức Phật sắp sữa nhập niết bàn, Phật có dặn hai điều quan trọng: chư Tăng cứ nương theo Pháp mà tu tập, không cần gì phải nương dựa vào Phật cũng như bất cứ một ai, vì mỗi người có khả năng giác ngộ. Tự mình thắp đuốc lên mà đi.

Kinh ngụy tạo (Apocrypha) -Prof. KYOTO TOKUNO, Ph.D

- Kinh ngụy tạo (Apocrypha)

Tác giả Prof. KYOTO TOKUNO, Ph.D
Dịch sang Việt: PHẠM DOÃN
Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Khái quát về nguồn gốc Kinh A-hàm Thích Nguyên Hiền biên soạn

Khái quát về
nguồn gốc
Kinh A-hàm

Thích Nguyên Hiền biên soạn

---o0o---
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.

Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya

Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển
và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya
Thích Viên Giác

---o0o---

Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã ... Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.