Sài gòn 1991
---o0o---
Phần
47
Chương
III
Tương Ưng Niệm Xứ
---o0o---
I.
Phẩm Ambapàli
1. I.
Ambapàli (Tạp 24,20, Đại 2,174a) (S.v,141)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.
2) Tại
đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".
"Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
3) Có
con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài
hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm
dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn.
Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm... trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời.
5) Có
con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài
hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm
dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Con
đường ấy tức là bốn niệm xứ.
6) Thế
Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời
Thế Tôn nói.
2. II.
Chánh Niệm (Tạp 24,6-7, Đại 2,171b) (S.v,142)
1) Một
thời Thế Tôn ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.
2) Ở đấy,
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Đây
là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
4) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán thọ trên
các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.
5) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi
nhìn, tới khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi
cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát,
đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi
đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng,
ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.
6) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Đây là lời giáo
giới của Ta cho các Ông.
3.
III. Tỷ Kheo (Tạp 24,37, Đại 2,176A) (S.v,142)
1) Một
thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi
một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế
Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy
bạch Thế Tôn:
3) Lành
thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho
con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình,
an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Và như vậy có
thể có những người nghi ngờ pháp ấy và họ thẩm tra con;
sau khi con nói pháp cho họ, họ nghĩ rằng đi theo con sẽ có
lợi ích cho họ. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp
vắn tắt cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt cho
con. Chắc chắn con có thể hiểu lời Thế Tôn thuyết. Chắc
chắn con có thể trở thành người thừa tự lời Thế Tôn
dạy.
4) Vậy
này Tỷ-kheo, Ông phải gột sạch hai pháp cơ bản về các
thiện pháp. Và thế nào là hai pháp cơ bản về các thiện pháp?
Chính là giới khéo thanh tịnh, và tri kiến chánh trực. Này
Tỷ-kheo, khi nào Ông được giới khéo thanh tịnh và tri kiến
chánh trực, này Tỷ-kheo, Ông hãy y cứ trên giới, an trú trên
giới, tu tập bốn niệm xứ theo ba cách. Thế nào là bốn?
5) Ở đây,
này Tỷ-kheo, Ông hãy trú, quán thân trên nội thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông
hãy trú, quán thân trên ngoại thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông hãy trú, quán thân
trên nội ngoại thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông hãy trú, quán thọ trên
các nội thọ... Hay Ông hãy trú, quán tâm trên các nội tâm...
Hay Ông hãy trú, quán pháp trên các nội pháp, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông
hãy trú, quán pháp trên các ngoại pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hay Ông hãy trú, quán
pháp trên các nội ngoại pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Này
Tỷ-kheo, khi nào Ông y cứ trên giới, an trú trên giới và tu
tập bốn niệm xứ theo ba cách như vậy; khi ấy, này Tỷ-kheo,
hoặc đêm hay ngày, chờ đợi là tăng trưởng trong các
thiện pháp, không phải là tổn giảm.
6) Rồi
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ
ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng
về Ngài rồi ra đi.
7) Rồi
Tỷ-kheo ấy sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần, không bao lâu đạt được mục đích mà một
thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình
hướng đến: Chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay
trong hiện tại, vị ấy tự mình với thắng trí, chứng ngộ,
chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận,
Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn
trở lui trạng thái này nữa".
8)
Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
4. IV.
Sàlà (Tạp 24,29, Đại 2,173c) (S.v,144)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một làng Bà-la-môn
tên là Sàlà.
2) Ở đây,
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau:
3)
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mới tu, xuất gia chẳng
bao lâu, mới đến trong Pháp Luật này; những Tỷ-kheo ấy, này
các Tỷ-kheo, cần phải được khích lệ (samàdapetabbà), cần
phải được hướng dẫn, cần phải được an trú, tu tập
bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
4) "Hãy
đến, này chư Hiền, hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất
tâm, để có chánh trí như thật đối với thân. Hãy trú, quán
thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm
thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm để có chánh trí như thật
đối với các thọ. Hãy trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất
tâm, để có chánh trí như thật đối với tâm. Hãy trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm
thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm, để có chánh trí như
thật đối với các pháp".
5) Này các
Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang
sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Các vị
ấy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú,
với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm để liễu tri về
thân. Các vị ấy trú, quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhứt
tâm để liễu tri về thọ. Các vị ấy trú, quán tâm trên tâm...
để liễu tri về tâm. Các vị ấy trú, quán pháp trên pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định
tĩnh, nhất tâm để liễu tri về các pháp.
6) Này các
Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu đã
tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt
gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ
hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; các vị ấy trú, quán
thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm
thanh tịnh, định tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với thân.
Các vị ấy trú, quán thọ trên các thọ... Các vị ấy trú,
quán tâm trên tâm... Các vị ấy trú, quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định
tĩnh, nhứt tâm, ly hệ phược đối với các pháp.
7) Này các
Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào mới tu, xuất gia chẳng bao lâu,
mới đến trong Pháp Luật này; những vị ấy, này các
Tỷ-kheo, cần phải được khích lệ, cần phải được hướng
dẫn, cần phải được an trú, tu tập bốn niệm xứ này.
5. V.
Một Đống Thiện (Tạp 24,28, Đại 2,171b) (S.v,145)
1-2)
Tại Sàvatthi. Ở đấy, Thế Tôn nói như sau:
3) Đống
bất thiện, này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói là năm triền cái,
người ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ đống bất
thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là năm triền cái. Thế nào
là năm?
4) Dục
tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái,
trạo hối triền cái, nghi hoặc triền cái. Đống bất thiện
này, này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói là năm triền cái, người
ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ đống bất thiện này,
này các Tỷ-kheo, tức là năm triền cái.
5) Đống
thiện, này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói là bốn niệm xứ, người
ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ đống thiện này, này
các Tỷ-kheo, tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
6) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán
thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời. Đống thiện này, này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói là
bốn niệm xứ, người ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ
đống thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là bốn niệm xứ.
6. VI.
Con Chim Ưng (Sakunagghi) (Tạp 24,15, Đại 2,172c) (S.v,146)
1-2)...
3) Thuở
xưa, này các Tỷ-kheo, một con chim ưng cái thình lình vồ
xuống và chụp lấy một con chim cút.
4) Rồi
này các Tỷ-kheo, con chim cút bị con chim ưng cái bắt, than khóc
như sau:
"-
Như thế này, thật bất hạnh cho tôi! Thật thiếu công đức
cho tôi! Vì rằng tôi đã đi không phải chỗ hành xứ của mình,
đi vào cảnh giới của người khác. Nếu tôi đi trong chỗ hành
xứ của tôi, trong cảnh giới của cha mẹ tôi, thời con chim
ưng này không thể hơn tôi, nếu phải đánh nhau".
"- Này
Chim cút, thế nào là chỗ hành xứ của ngươi, thế nào là
cảnh giới của cha mẹ ngươi?"
- "Là
vạt đất được lưỡi cày xới lên".
5) Rồi
này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái không có siết mạnh sức
mạnh của mình, không có bóp chặt sức mạnh của mình, thả
con chim cút rồi nói:
- "Hãy
đi, này Chim cút. Sau khi đi tại chỗ ấy, ta sẽ không thả
cho ngươi".
6) Rồi
này các Tỷ-kheo, con chim cút đi đến vạt đất được lưỡi
cày xới lên, leo lên một hòn đất lớn, đứng trên ấy và
nói với con chim ưng:
"- Này,
hãy đến ta, Chim ưng! Này, hãy đến ta, này Chim ưng!"
7) Rồi
này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái siết mạnh sức mạnh của mình,
bóp chặt sức mạnh của mình, xếp cả hai cánh, thình lình
vồ lấy con chim cút. Này các Tỷ-kheo, khi con chim cút biết
được: "Con chim ưng này đang vồ mạnh xuống ta",
liền nấp sau hòn đất ấy. Này các Tỷ-kheo, ở đây, con
chim ưng bị bể ngực.
8) Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai đi tới chỗ không phải
hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác. Do
vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành
xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các
Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến
cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội,
Ác ma nắm được đối tượng.
9) Này các
Tỷ-kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỷ-kheo? Chỗ nào
là cảnh giới của người khác? Chính là năm dục công đức.
Thế nào là năm?
10) Có các
sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái,
liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận
thức... Có các hương do mũi nhận thức... Có các vị do lưỡi
nhận thức... Có các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả
hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các
Tỷ-kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỷ-kheo, chỗ
cảnh giới của người khác.
11) Này
các Tỷ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh
giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ hành
xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma
không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.
12) Và này
các Tỷ-kheo, chỗ nào là chỗ hành xứ của Tỷ-kheo? Chỗ nào
là cảnh giới của cha mẹ? Chính là bốn niệm xứ. Thế nào
là bốn?
13) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
trú, quán thọ trên các thọ...; trú, quán tâm trên tâm...; trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ hành
xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.
7.
VII. Con Vượn (Tạp 24,18, Đại 2,173b) (S.v,148)
1-2)...
3) Này các
Tỷ-kheo, tại núi chúa Tuyết sơn có khoảnh đất gồ ghề,
không thăng bằng, chỗ ấy không có các loài vượn, loài người
qua lại.
4) Này các
Tỷ-kheo, tại núi chúa Tuyết sơn có những khoảng đất ghồ
ghề, không bằng phẳng, chỗ ấy chỉ có loài vượn qua lại,
không có loài người.
5) Tại
núi chúa Tuyết sơn, có những khoảnh đất bằng phẳng, khả
ái. Tại chỗ ấy có các loài vượn và loài người qua lại.
Tại đấy, này các Tỷ-kheo, những người thợ săn đặt các
bẫy nhựa (lepam) trên những con đường có vượn qua lại để
bắt các con vượn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, những con vượn
nào tánh không ngu si, không tham ăn, thấy bẫy nhựa ấy liền
tránh xa. Còn con vượn nào ngu si, tham ăn, thấy bẫy nhựa
ấy, thò tay nắm lấy và bị dính vào đấy. "Ta sẽ gỡ
bàn tay ra", nó thò bàn tay thứ hai nắm lấy và bị dính
ở đấy. "Ta sẽ gỡ hai tay ra", nó giơ chân nắm
lấy và bị dính ở đấy. "Ta sẽ gỡ hai bàn tay và bàn
chân ra", nó giơ bàn chân thứ hai nắm lấy và bị dính
ở đấy. "Ta sẽ gỡ cả hai tay và hai chân", nó dùng
miệng ngậm lấy và bị mắc dính ở đấy.
6) Như
vậy, này các Tỷ-kheo, con vượn bị bắt năm chỗ, liền rên
la nằm xuống, rơi vào bất hạnh, rơi vào khổ não, bị người
thợ săn muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ-kheo, người thợ
săn đâm chết nó, nướng nó trên đống than củi, và ra đi,
theo sở thích của mình.
7) Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, là người đi đến chỗ không phải hành
xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các
Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ
cảnh giới của người khác, Ác ma nắm được cơ hội, Ác
ma nắm được đối tượng.
8) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là không phải chỗ hành xứ của
Tỷ-kheo, chỗ cảnh giới của người khác? Tức là năm dục
công đức. Thế nào là năm?
9) Các
sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái,
liên hệ đến dục, hấp dẫn... Các xúc do thân nhận thức
khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục,
hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây không phải là chỗ hành xứ
của Tỷ-kheo, là chỗ cảnh giới của người khác.
10) Này
các Tỷ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh
giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ hành
xứ của mình, đến chỗ cảnh giới của cha mẹ mình, Ác ma
không nắm được cơ hội, Ác ma không nắm được đối tượng.
11) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là hành xứ của Tỷ-kheo, là cảnh
giới của cha mẹ mình? Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là
bốn?
12) Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời...;
trú, quán thọ trên các cảm thọ...; trú, quán tâm trên tâm...;
trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là
chỗ hành xứ của Tỷ-kheo, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.
8.
VIII. Người Đầu Bếp (Tạp 24,14, Đại 2,172b) (S.v,149)
I.
1)...
2-3) Ví
như, này các Tỷ-kheo, một người đầu bếp ngu si, không thông
minh, không khéo léo, được giao lo liệu các thứ xúp sai khác
cho vua hay cho các đại thần của vua, như xúp chua, đắng,
cay, ngọt, chất kiềm, không phải chất kiềm (khàrikehi pi akhàrikehi
pi), chất mặn, không phải chất mặn.
4) Này các
Tỷ-kheo, người đầu bếp ngu si, không thông minh, không khéo
léo ấy không nắm được sở thích về việc ăn uống của
người chủ của mình (bhattasa hay bhattuno?): "Hôm nay, chủ
ta thích món xúp này", hay: "Món xúp này chủ ta lấy
ăn", hay : "Món xúp này chủ ta dùng nhiều", hay:
"Chủ ta tán thán món xúp này". "Hôm nay, chủ ta
thích món xúp chua này", hay: "Món xúp chua này chủ ta
lấy ăn", hay: "Món xúp chua này, chủ ta dùng nhiều",
hay : "Chủ ta tán thán xúp chua này". "Hôm nay,
chủ ta thích món xúp đắng này"... hay : "Hôm nay,
chủ ta thích món xúp cay này"... hay: "Hôm nay, chủ ta
thích món xúp ngọt này"... hay: "Hôm nay, chủ ta thích
món xúp chất kiềm này"... hay: "Hôm nay, chủ ta thích
món xúp không phải chất kiềm này"... hay: "Hôm nay,
chủ ta thích món xúp không phải chất mặn này", hay:
"Món xúp không phải mặn này chủ ta lấy ăn", hay:
"Món xúp không phải mặn này chủ ta dùng nhiều",
hay: "Chủ ta tán thán món xúp không phải mặn này".
5) Và này
các Tỷ-kheo, người đầu bếp ngu si, không thông minh, không
khéo léo ấy không nhận được đồ mặc, không nhận được
lương bổng, không nhận được tiền thưởng. Vì sao? Vì
rằng, này các Tỷ-kheo, kẻ đầu bếp ngu si, không thông minh,
không khéo léo ấy không nắm được sở thích về việc ăn
uống của người chủ của mình.
6) Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo ngu si, không thông
minh, không khéo léo, trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Dầu
vị ấy trú, quán thân trên thân, nhưng tâm không định tĩnh,
các phiền não không được đoạn tận; vị ấy không học
được tướng ấy. Dầu vị ấy trú, quán thọ trên các thọ..
quán tâm trên tâm... Vị ấy trú, quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Dầu vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, nhưng tâm không định
tĩnh, các phiền não không được đoạn tận; vị ấy không
học được tướng ấy.
7) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngu si, không thông minh, không khéo léo ấy,
không được lạc trú ngay trong hiện tại, không được tỉnh
giác. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngu si, không
thông minh, không khéo léo ấy, không học được tướng tâm
của mình.
II.
8) Ví như,
này các Tỷ-kheo, có người đầu bếp có trí, thông minh, khéo
léo, được giao lo liệu các thứ xúp sai khác cho các vua hay
cho các đại thần của vua, như xúp chua, đắng, cay, ngọt,
chất kiềm, không phải chất kiềm, chất mặn hay không phải
chất mặn. Này các Tỷ-kheo, người đầu bếp có trí, thông
minh, khéo léo ấy nắm được sở thích về việc ăn uống
của người chủ mình: "Hôm nay, chủ ta thích món xúp này",
hay: "Món xúp này chủ ta lấy ăn", hay : "Món xúp
này chủ ta dùng nhiều", hay: "Món xúp này chủ ta tán
thán", hay: "Hôm nay, chủ ta thích món xúp chua này",
hay : "Món xúp chua này chủ ta lấy ăn", hay: "Món
xúp chua này chủ ta dùng nhiều", hay : "Món xúp chua này
chủ ta tán thán". "Hôm nay, chủ ta thích món xúp đắng
này"... "Hôm nay, chủ ta thích món xúp cay này"...
"Hôm nay, chủ ta thích món xúp ngọt này"... "Hôm
nay, chủ ta thích món xúp vị kiềm này"... "Hôm nay,
chủ ta thích món xúp không vị kiềm này"...: "Hôm
nay, chủ ta thích món xúp vị mặn này"... "Hôm nay,
chủ ta thích món xúp không mặn này", hay: "Món xúp không
mặn này chủ ta lấy ăn", hay: "Món xúp không mặn này
chủ ta dùng nhiều", hay: "Món xúp không mặn này chủ
ta tán thán".
9) Này các
Tỷ-kheo, người đầu bếp có trí, thông minh, khéo léo ấy
nhận được đồ mặc, nhận được lương bổng, nhận được
tiền thưởng. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, người đầu
bếp có trí, thông minh, khéo léo ấy nắm được sở thích
về việc ăn uống của người chủ của mình.
10) Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo có trí, thông minh,
khéo léo, trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân
trên thân, tâm được định tĩnh, các phiền não được đoạn
tận; vị ấy học được tướng ấy. Vị ấy trú, quán thọ
trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, tâm được định tĩnh,
các phiền não được đoạn tận; vị ấy học được tướng
ấy.
11) Này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí, thông minh, khéo léo ấy, ngay
trong hiện tại, chứng được lạc trú, chứng được chánh
niệm tỉnh giác. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có
trí, thông minh, khéo léo ấy, học được tướng tâm của mình.
9. IX.
Bệnh (Trường 2, Đại 1,15ab) (S.v,152)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva.
2) Ở đấy,
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Hãy đến,
này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa xung quanh Vesàli, chỗ
nào có bạn bè, có người quen biết (sandittham), có người thân
thiết (sambhattam). Ở đây, Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng
Veluva này.
- Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
Các
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, an cư mùa mưa xung quanh Vesàli,
tại chỗ có bạn bè, có người quen biết, có người thân
thiết. Còn Thế Tôn thời an cư mùa mưa tại làng Beluva.
3) Trong
khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên,
những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây,
Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn.
4) Rồi
Thế Tôn suy nghĩ: "Thật không tương xứng đối với Ta,
nếu Ta không báo trước các vị ủng hộ Ta và không từ giã
chúng Tỷ-kheo mà nhập Niết-bàn. Vậy Ta hãy tinh tấn nhiếp
phục trọng bệnh này, lưu giữ mạng hành (jìvitasankhàra) và
sống". Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục
trọng bệnh ấy, lưu giữ mạng hành và sống.
5) Rồi
Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh; thoát khỏi cơn bệnh không bao
lâu, Ngài đi ra khỏi nhà bệnh, ngồi trên chỗ đã soạn
sẵn, trong bóng im, sau lưng ngôi nhà.
6) Rồi
Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ
Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả
Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch
Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con
thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm
thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ
phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn
bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng
Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo
lại cho chúng Tỷ-kheo.
7) Này
Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này
Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này
Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo
Sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị
cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay : Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo
huấn của Ta, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo
cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng:
"Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo", hay "Chúng
Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta", thời này Ananda, làm
sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
8) Này
Ananda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão,
đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi
tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy
được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như
Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng
chằng chịt.
9) Này
Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng,
với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng
tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái. Vậy
này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự
mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác.
Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương
tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ananda, thế nào là
Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương
tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh
pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không
nương tựa một gì khác?
10) Này
Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán
thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn
cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương
tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng
Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều
gì khác.
11) Này
Ananda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là
ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không
nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,
dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào
một gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng
trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học
hỏi.
10. X.
Trú Xứ Tỷ KheoNi (Tạp 24,13, Đại 2,172,172a) (S.v,154)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Rồi
Tôn giả Ananda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến
một trú xứ của Tỷ-kheo-ni; sau khi đến, ngồi xuống trên
chỗ đã soạn sẵn.
Rồi
một số đông Tỷ-kheo-ni đến Tôn giả Ananda; sau khi đến,
đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi
một bên, các Tỷ-kheo-ni ấy thưa với Tôn giả Ananda:
3) Ở đây,
bạch Thượng tọa Ananda, một số đông Tỷ-kheo-ni sống khéo
an trú tâm trên bốn niệm xứ, đạt được sự rõ biết (sampajànanti)
quảng đại, trước sau thù thắng.
- Như
vậy là phải, này các Đại tỷ! Như vậy là phải, này các
Đại tỷ! Này các Đại tỷ, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào sống
với tâm khéo an trú trong bốn niệm xứ, vị ấy được chờ
đợi sẽ đạt được sự rõ biết quảng đại, trước sau
thù thắng.
4) Rồi
Tôn giả Ananda với bài pháp thoại, sau khi tuyên thuyết cho các
Tỷ-kheo-ni ấy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ,
từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
5) Rồi
Tôn giả Ananda sau khi đi khất thực ở Sàvatthi, sau buổi ăn,
trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau
khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Ở đây,
bạch Thế Tôn, con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến
một trú xứ của Tỷ-kheo-ni, sau khi đến, con ngồi trên chỗ
đã soạn sẵn. Rồi, bạch Thế Tôn, một số đông
Tỷ-kheo-ni đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi một bên, bạch Thế Tôn, các
Tỷ-kheo-ni ấy thưa với con: "Ở đây, bạch Thượng tọa
Ananda, một số đông Tỷ-kheo-ni sống khéo an trú tâm trên
bốn niệm xứ, đạt được sự rõ biết quảng đại, trước
sau thù thắng". Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói
với các Tỷ-kheo-ni ấy: "Như vậy là phải, này các Đại
tỷ! Như vậy là phải, này các Đại tỷ! này các Đại tỷ,
Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào sống với tâm khéo an trú trong
bốn niệm xứ, vị ấy được chờ đợi sẽ đạt được
sự rõ biết quảng đại, trước sau thù thắng".
6) Như
vậy là phải, này Ananda! Như vậy là phải, này Ananda! Này
Ananda, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào sống với tâm khéo an trú trên
bốn niệm xứ, vị ấy được chờ đợi sẽ đạt được
sự rõ biết quảng đại, trước sau thù thắng. Thế nào là
bốn?
7) Ở đây,
này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy
trú, quán thân trên thân, hoặc thân sở duyên (kàyàrammano)
khởi lên, hoặc thân nhiệt não (kàyasmin parilàho), hoặc tâm
thụ động, hoặc tâm phân tán hướng ngoại (bahiddha va cittam
vikkhipati); do vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm
đến một tướng tịnh tín (pasàdaniyenimitta). Do vị ấy hướng
tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan (pàmujjam: Thắng hỷ)
sanh. Người có tâm hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ, thân
được khinh an. Người có tâm khinh an, lạc thọ sanh. Người
có tâm lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như
sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã
đạt được. Nay ta rút lui (patisamharàmi) (khỏi đối tượng
tịnh tín)". Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. Vị
ấy rõ biết: "Không tầm, không tứ, nội tâm chánh niệm,
ta được an lạc".
8-9)
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thọ trên các thọ...
sống, quán tâm trên tâm...
10) Vị
ấy sống, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán pháp trên
các pháp, hoặc thân sở duyên khởi lên, hoặc thân nhiệt não,
hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán, hướng ngoại; do
vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm đến một tướng
tịnh tín. Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín,
hân hoan sanh. Người có hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ,
thân được khinh an. Người có thân khinh an, lạc thọ sanh. Người
có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như sau:
"Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt
được. Nay ta rút lui (khỏi đối tượng tướng tịnh tín)".
Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. Vị ấy rõ biết:
"Không tầm, không tứ, nội tâm chánh niệm, ta được an
lạc".
11) Như
vậy, này Ananda, là sự tu tập về hướng tâm.
12) Và này
Ananda, thế nào là sự tu tập không có hướng tâm?
13) Này
Ananda, Tỷ-kheo tâm không hướng ngoại, rõ biết: "Tâm ta
không hướng ngoại". Rồi vị ấy rõ biết: "Tâm ta
không chấp thủ đối với cái gì ở trước, hay cái gì ở
sau (pacchàpure), nhưng được giải thoát, không có hướng tâm".
Rồi vị ấy rõ biết: "Ta trú, quán thân trên thân,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, ta được an lạc".
14) Này
Ananda, Tỷ-kheo tâm không hướng ngoại, rõ biết: "Tâm ta
không hướng ngoại". Rồi vị ấy rõ biết: "Tâm ta
không chấp thủ đối với cái gì ở trước, hay cái gì ở
sau, nhưng được giải thoát, không có hướng tâm". Rồi
vị ấy rõ biết: "Ta trú, quán thọ trên các thọ, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, ta được an lạc".
15) Này
Ananda, Tỷ-kheo tâm không hướng ngoại, rõ biết: "Tâm ta
không hướng ngoại". Rồi vị ấy rõ biết: "Tâm ta
không chấp thủ đối với cái gì ở trước... Rồi vị ấy
rõ biết: "Ta trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, ta được an lạc".
16) Này
Ananda, Tỷ-kheo tâm không hướng ngoại... Rồi vị ấy rõ
biết: "Ta trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm, ta được an lạc".
17) Như
vậy, này Ananda, là tu tập không có hướng tâm.
18) Như
vậy, này Ananda, Ta thuyết tu tập có hướng tâm; Ta thuyết tu
tập không có hướng tâm. Những gì, này Ananda, một bậc Đạo
Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đối
với các đệ tử, vì lòng từ mẫn khởi lên, những việc
ấy, Ta đã làm cho các Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây.
Đây là những nhà trống. Hãy tu Thiền, này Ananda. Chớ có phóng
dật. Chớ có hối hận về sau. Đây là lời giáo giới của
Ta cho các Ông.
19) Thế
Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ
lời Thế Tôn dạy.
II.
Phẩm Nàlanda
11. I.
Đại Nhân (Tạp 24,12, Đại 2,172a) (S.v,158)
1) Nhân
duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi
Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn... Ngồi một bên, Tôn
giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
3) "Đại
nhân, đại nhân", bạch Thế Tôn, được nói đến như
vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là
đại nhân?
- Với tâm
giải thoát, này Sàriputta, Ta gọi là đại nhân. Không có tâm
giải thoát, Ta không gọi là đại nhân. Và này Sàriputta,
thế nào là tâm giải thoát?
4) Ở đây,
này Sàriputta, một Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Khi vị
ấy trú, quán thân trên thân, tâm được ly tham, được giải
thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ;... Trú, quán
thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Khi vị ấy trú, quán pháp trên các pháp,
tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không
có chấp thủ.
5) Như
vậy, này Sàriputta, là tâm giải thoát. Với tâm giải thoát,
này Sàriputta, Ta gọi là đại nhân. Không có tâm giải thoát,
Ta không gọi là đại nhân.
12.
II. Nàlanda (Tạp 18,9 Đại 2,130c) (S.v,159)
1) Một
thời, Thế Tôn trú ở Nàlanda, tại rừng Pavàrikamba.
2) Rồi
Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn... Ngồi một bên, Tôn
giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
3) Như
vậy, bạch Thế Tôn, là lòng tịnh tín của con đối với
Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể
hiện có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể vĩ đại hơn,
thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác.
- Thật
là đại ngôn (ulàra), này Sàriputta, là lời tuyên bố như con
ngưu vương này của Ông, lời tuyên bố một chiều, tiếng
rống của con sư tử: "Như vậy là lòng tịnh tín của
con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có,
không thể hiện có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào khác, có
thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác".
4) Này Sàriputta,
đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá
khứ, tất cả các vị Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm
niệm với tâm của Ông rằng: "Các bậc Thế Tôn ấy đã
có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có pháp như
vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có tuệ như vậy. Các bậc
Thế Tôn ấy đã có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn
ấy đã giải thoát như vậy"?
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
5) Này Sàriputta,
đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời vị
lai, tất cả các vị Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm
niệm với tâm của Ông: "Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có
giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có pháp như
vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có tuệ như vậy. Các bậc
Thế Tôn ấy sẽ có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn
ấy sẽ giải thoát như vậy"?
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
6) Này Sàriputta,
đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời hiện
tại, tất cả các bậc Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm
niệm với tâm của Ông rằng: "Các bậc Thế Tôn ấy
hiện có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có
pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có tuệ như vậy.
Các bậc Thế Tôn ấy hiện có hạnh trú như vậy. Các bậc
Thế Tôn ấy hiện có giải thoát như vậy"?
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
7) Và này
Sàriputta, ở đây, Ông không có chánh trí với tâm của Ông
biết được tâm của các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, quá
khứ, vị lai, hiện tại; thời này Sàriputta, do ý nghĩa gì Ông
lại thốt ra lời đại ngôn, lời tuyên bố như con ngưu vương,
lời tuyên bố một chiều, tiếng rống tiếng con sư tử của
Ông rằng: "Như vậy là lòng tịnh tín của con đối với
Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể
hiện có một Sa-môn, hay Bà-la-môn nào khác, có thể vĩ đại
hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác"?
- Bạch
Thế Tôn, con không có chánh trí với tâm của con biết được
tâm các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, quá khứ, vị lai,
hiện tại, nhưng bạch Thế Tôn, con biết được pháp truyền
thống (dhammanvayo).
8) Ví như,
bạch Thế Tôn, tại một thành ở biên giới, với những hào
lũy kiên cố, vững chắc, với những thành quách, tháp canh kiên
cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đấy, có một người gác
cửa sáng suốt, thông minh, có trí, không cho vào những người
lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Trong khi người
ấy đi tuần đến con đường xung quanh thành trì ấy để xem,
không thấy có một khe hở ở tường nào, hay lỗ hổng ở tường
nào, cho đến một con mèo có thể lọt qua được. Và người
ấy suy nghĩ rằng: "Có những sinh loại thô lớn nào đi vào
hay đi ra ngôi thành này, tất cả phải đi vào hay đi ra cửa
này". Như vậy, bạch Thế Tôn, là pháp truyền thống mà
con được biết.
9) Bạch
Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào
trong thời quá khứ, tất cả bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn
tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu
kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau
khi như thật tu tập bảy giác chi, đã chứng ngộ vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác. Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc
A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong thời vị lai, tất cả các
bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, các pháp
làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, sau khi khéo an trú
tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác
chi, sẽ chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Còn
Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác,
sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm,
làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm
xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, chứng ngộ vô thượng
Chánh đẳng giác.
10) Lành
thay, lành thay, này Sàriputta! Ông hãy luôn luôn thuyết pháp
thoại này cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, các nam cư sĩ, các nữ
cư sĩ. Này Sàriputta, nếu có những người ngu si nào còn có
những nghi ngờ, hay những do dự đối với Như Lai sau khi nghe
pháp thoại này của Ta, sự nghi ngờ, do dự ấy của họ đối
với Như Lai sẽ trừ diệt.
13.
III. Cunda (Tạp 24,39, Đại 2,176b) (S.v,161)
1) Một
thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn
của ông Cấp Cô Độc.
2) Lúc
bấy giờ, Tôn giả Sàriputta trú ở Magadha, tại làng Nàla,
bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Và Sa-di Cunda là thị
giả của Tôn giả Sàriputta.
3) Tôn
giả nhập Niết-bàn vì bệnh ấy.
4) Rồi
Sa-di Cunda cầm lấy y bát của Tôn giả Sàriputta đi đến Sàvatthi,
Thắng Lâm, tại khu vườn của ông Cấp Cô Độc, đi đến Tôn
giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda, rồi ngồi
xuống một bên. .. Ngồi một bên, Sa-di Cunda nói với Tôn
giả Ananda:
- Bạch
Thượng tọa, Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung. Đây là y bát
của vị ấy.
5) Này
Hiền giả Cunda, đây là lý do để đến yết kiến Thế Tôn.
Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến,
chúng ta hãy báo tin này cho Thế Tôn.
- Thưa vâng,
Thượng tọa.
Sa-di
Cunda vâng đáp Tôn giả Ananda.
6) Rồi
Tôn giả Ananda và Sa-di Cunda đi đến Thế Tôn; sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên,
Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch
Thế Tôn, Sa-di Cunda này thưa như sau: "Bạch Thượng tọa,
Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung. Đây là y và bát của vị
ấy". Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau
sậy (bàng hoàng) (madhurakajato). Các phương hướng không hiện
ra rõ ràng đối với con. Pháp sẽ không được giảng cho con,
khi con nghe tin Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung.
7) Này
Ananda, Sàriputta có đem theo giới uẩn khi mệnh chung? Có đem
theo định uẩn khi mệnh chung? Có đem theo tuệ uẩn khi mệnh
chung? Có đem theo giải thoát uẩn khi mệnh chung? Có đem theo
giải thoát tri kiến khi mệnh chung không?
- Bạch
Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta không đem theo giới uẩn khi mệnh
chung, không đem theo định uẩn khi mệnh chung, không đem theo
tuệ uẩn khi mệnh chung, không đem theo giải thoát uẩn khi
mệnh chung, không đem theo giải thoát tri kiến khi mệnh chung.
Nhưng bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta là vị giáo giới cho
con, là vị đã vượt qua (bộc lưu), là bậc giáo thọ, là
vị khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ,
là vị thuyết pháp không biết mệt mỏi, là vị hộ trì cho
các đồng Phạm hạnh. Chúng con đều ức niệm rằng Tôn
giả Sàriputta là tinh ba của pháp (dhammojam), là tài sản của
pháp (dhammabhogam), là hộ trì của pháp.
8) Này
Ananda, có phải trước đây Ta đã từng tuyên bố với Ông
rằng mọi pháp khả ái, khả ý đều có tánh chất khác
biệt, có tánh chất ly tán, có tánh chất đổi khác? Làm sao,
này Ananda, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành tựu
được: "Mong rằng cái gì được sanh, được thành, là
pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị
diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra.
9) Ví như,
này Ananda, từ một cây lớn mọc thẳng, có lõi cây, một cành
cây lớn bị gãy đổ. Cũng vậy, này Ananda, từ nơi chúng
Tỷ-kheo đứng thẳng, có lõi cây, Sàriputta bị mệnh chung. Làm
sao, này Ananda, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành
tựu được: "Mong sao cái gì được sanh, được thành, là
pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị
diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra.
10) Do
vậy, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy
tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác.
Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương
tựa, chớ nượng tựa một điều gì khác. Này Ananda, thế nào
là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương
tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh
pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không
nương tựa một điều gì khác?
11) Ở
đây, này Ananda, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tự mình
là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình,
không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,
dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều
gì khác.
12) Này
Ananda, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là
ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không
nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,
dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều
gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng
trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học
hỏi.
14.
IV. Celam (Tạp 24, 40, Đại 2,177a) (S.v,163)
1) Một
thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Vajjii, tại Ukkacelà, trên
bờ sông Hằng, với đại chúng Tỷ-kheo, sau khi Tôn giả Sàriputta
và Tôn giả Moggalàna mệnh chung không bao lâu.
2) Lúc
bấy giờ Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, xung quanh có chúng
Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn, sau khi nhìn quanh chúng
Tỷ-kheo im lặng, liền nói với các Tỷ-kheo:
3) Này các
Tỷ-kheo, chúng này của Ta được xem hình như trống không.
Nay Sàriputta và Moggalàna đã mệnh chung, này các Tỷ-kheo, chúng
của Ta thành trống không. Phương hướng nào Sàriputta và
Moggalàna trú, phương hướng ấy không còn có ước vọng gì
(anapekkhà).
4) Này các
Tỷ-kheo, các bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá
khứ, các vị Thế Tôn ấy đã có một cặp đệ tử tối
thắng như Ta có Sàriputta và Moggalàna. Này các Tỷ-kheo, các
bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong đời vị lai, những
bậc Thế Tôn ấy sẽ có một cặp đệ tử tối thắng như
Ta có Sàriputta và Moggalàna.
5) Thật
là vi diệu thay về các đệ tử, này các Tỷ-kheo! Thật hy
hữu thay về các đệ tử, này các Tỷ-kheo! Họ thực hành
những lời dạy của đức Bổn sư. Họ làm trách nhiệm giáo
giới. Họ được bốn chúng ái kính, khả ý, khả kính, quý
mến. Thật vi diệu thay, này các Tỷ-kheo, về Như Lai! Thật
hy hữu thay, này các Tỷ-kheo, về Như Lai! Trong khi cặp đệ
tử như vậy mệnh chung, Như Lai không có sầu buồn, hay không
có than khóc. Làm sao, này Ananda, lời ước nguyền này có
thể thành tựu được: "Mong sao cái gì được sanh, được
thành, là pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể
không bị diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra.
6) Ví như,
này các Tỷ-kheo, từ một cây lớn mọc thẳng, có lõi cây,
những cành cây lớn hơn bị gãy đỗ. Cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, từ nơi đại chúng Tỷ-kheo đứng thẳng, có lõi cây,
Sàriputta và Moggalàna bị mệnh chung. Làm sao, này các
Tỷ-kheo, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành tựu
được: "Mong sao cái gì được sanh, được thành, là pháp
hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị diệt
hoại!"? Sự kiện như vậy không thể xảy ra.
7) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình...
(như trên số 10, kinh trước)...
8) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... không nương
tựa một ai khác.
9) Này các
Tỷ-kheo, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ... nếu
những vị ấy thiết tha học hỏi.
15. V.
Bàhiya , Hay Bàhika (Tạp 24,24, Đại 2,175a) (S.v,165)
1) Nhân
duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi
Tôn giả Bàhiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến... Ngồi một bên,
Tôn giả Bàhiya bạch Thế Tôn:
- Lành
thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho
con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình,
an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
- Như
vậy, này Bàhiya, hãy làm cho thanh tịnh các pháp căn bản
trong các thiện pháp. Thế nào là các pháp căn bản trong các
thiện pháp? - Giới khéo thanh tịnh và tri kiến chánh trực.
3) Và này
Bàhiya, khi nào Ông có giới khéo thanh tịnh, và tri kiến chánh
trực; rồi này Bàhiya, y cứ vào giới, an trú vào giới, Ông
hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này Bàhiya, Ông hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hãy trú,
quán thọ trên các thọ... Hãy trú, quán tâm trên tâm... Hãy
trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Khi nào, này Bàhiya, y cứ
vào giới, an trú vào giới, Ông tu tập như vậy bốn niệm
xứ này. Do vậy, này Bàhiya, ban đêm hay bàn ngày, chờ đợi
là các thiện pháp tăng trưởng, không phải tổn giảm.
5) Rồi
Tôn giả Bàhiya hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, đảnh
lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
6) Rồi
Tôn giả Bàhiya sống một mình, an tịnh, không phóng dật,
nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà
người thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình,
sống không gia đình: Chính là vô thượng Phạm hạnh, ngay
trong hiện tại, vị ấy tự mình chứng ngộ với thượng trí,
chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận,
Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn
trở lui trạng thái này nữa".
7) Rồi
Tôn giả Bàhiya trở thành một vị A-la-hán nữa.
16.
VI. Uttiya (Tạp 24,22, Đại 2,174c) (S.v,166)
1) Nhân
duyên ở Sàvatthi.
2-4)
Rồi Tôn giả Uttiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
-. .. Do
vậy, này Uttiya, Ông sẽ vượt khỏi giới vức của tử ma.
5-7)
Rồi Tôn giả Uttiya trở thành một vị A-la-hán nữa.
17.
VII. Bậc Thánh (Tạp 24,23, Đại 2,176a) (S.v,166)
1) Ở Sàvatthi...
2) Này các
Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này được tu tập, được làm cho
sung mãn, là những Thánh dẫn đạo, dắt dẫn những ai thực
hành theo, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Thế nào
là bốn?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời.
4) Này các
Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được tu tập, được làm cho
sung mãn, là những Thánh dẫn đạo, dắt dẫn những ai thực
hành theo, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
18.
VIII. Phạm Thiên (Tạp 44,12, Đại 2,322a; 24.3,171a; 410b;
494a) (S.v,167)
1) Một
thời Thế Tôn trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà,tại cây
bàng ajapàla, sau khi mới giác ngộ.
2) Trong
khi Thế Tôn độc cư Thiền tịnh, tâm niệm tư tưởng như
sau được khởi lên: "Đây là con đường độc nhất đưa
đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm
dứt khổ đau, chứng đạt chánh lý (nàya), chứng ngộ
Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ". Thế nào là bốn?
3) Này
Tỷ-kheo, hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên
các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ở
đời. Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh
cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu,
chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn
niệm xứ.
4) Rồi
Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm ý
Thế Tôn, ví như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay
co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, vị ấy biến mất
ở Phạm thiên giới, hiện ra trước mặt Thế Tôn. Rồi
Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay
hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
5) Như
vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện
Thệ! Bạch Thế Tôn, đây là con đường độc nhất đưa đến
thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt
khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là
bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo trú,
quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các
cảm thọ... Tỷ-kheo trú, quán tâm trên tâm... Tỷ-kheo trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Bạch Thế Tôn, đây là con đường độc
nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu
bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ
Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ.
6) Phạm
thiên Sahampati thuyết như vậy. Nói như vậy xong, Phạm thiên
Sahampati lại nói thêm:
Thấy con đường độc nhất,
Đưa đến đoạn tận sanh.
Bậc lân mẫn chúng sanh,
Biết được con đường ấy.
Chính với con đường này,
Trước đã từng vượt qua,
Tương lai sẽ vượt qua,
Nay vượt khỏi bộc lưu
.
19.
IX. Sedaka, Hay Ekantaka (Tạp 24,17, Đại 2,173b) (S.v,168)
1) Một
thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sumbha, tại Desakà, một
thị trấn của dân chúng Sumbhà.
2) Tại
đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo:
- Thuở
trước, này các Tỷ-kheo, một người nhào lộn với cây tre,
sau khi dựng lên một cây tre, liền bảo người đệ tử tên
là Medakathàlikam: "Này Medakathàlikà, hãy đến, leo lên cây
tre và đứng trên vai ta" - "Thưa thầy, vâng". Này
các Tỷ-kheo, đệ tử Medakathàlikà vâng đáp người nhào
lộn trên cây tre, leo lên cây tre và đứng trên vai của
thầy.
3) Rồi
này các Tỷ-kheo, người nhào lộn trên cây tre nói với đệ
tử Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, Ông hộ trì cho ta và
ta sẽ hộ trì cho Ông. Như vậy, chúng ta nhờ che chở cho
nhau, nhờ hộ trì cho nhau, trình bày các tiết mục, thâu
hoạch được lợi tức và leo xuống cây tre một cách an toàn".
4) Khi
được nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, đệ tử Medakathàlikà
nói với người nhào lộn trên cây tre: "Thưa thầy, không
nên như vậy. Thưa thầy, nên như vầy: Thầy nên hộ trì tự
ngã thầy và con sẽ hộ trì tự ngã con. Như vậy, chúng ta
tự che chở cho mình, tự hộ trì cho mình, trình bày các
tiết mục, thâu hoạch được lợi ích, và leo xuống cây tre
một cách an toàn. Đây là chánh lý (nàyo) cần phải làm".
5) Thế
Tôn nói:
- Này các
Tỷ-kheo, như đệ tử Medakathàlikà đã nói với thầy của ông
ấy: "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ
cần phải thực hành. Này các Tỷ-kheo, "Chúng ta sẽ hộ
trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành.
Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỷ-kheo, là hộ trì người
khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
6) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người
khác? Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya),
do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi
hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
7) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì
cho mình? Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ,
do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi hộ trì người
khác, là hộ trì cho mình.
8) Này các
Tỷ-kheo, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm
xứ cần phải thực hành. Này các Tỷ-kheo, "Tôi sẽ hộ
trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành.
Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỷ-kheo, là hộ trì người
khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
20. X.
Quốc Độ (hay Ekantaka) (Tạp 24,21, Đại 2,174b) (S.v,169)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sumbha, tại một thị trấn
của dân chúng Sumbha tên là Sedaka.
2) Tại
đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) Ví như
một số đông quần chúng, này các Tỷ-kheo, tụ họp lại và
nói: "Cô gái hoa hậu của quốc độ. Cô gái hoa hậu
của quốc độ!". Và người con gái hoa hậu quốc độ
ấy với tất cả sự quyến rũ của mình, múa (cho họ xem),
với tất cả sự quyến rũ của mình, hát (cho họ nghe). Và
một số quần chúng còn đông hơn tụ họp lại và nói:
"Cô gái hoa hậu của quốc độ múa và hát". Rồi
một người đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc,
ghét khổ, họ nói với người ấy như sau: "Này Ông, hãy
xem đây. Đây là cái bát đầy dầu. Ông hãy mang bát dầu
ấy và đi vòng quanh đám quần chúng lớn và người con gái
hoa hậu của quốc độ. Và một người với cây kiếm giơ
cao sẽ đi theo sau lưng Ông. Tại chỗ nào làm đổ một ít
dầu, tại chỗ ấy, đầu Ông bị rơi xuống". Các Ông
nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, người ấy có thể không tác
ý đến bát dầu, phóng tâm hướng ngoại không?
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
4) Ví
dụ này, này các Tỷ-kheo, Ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa. Và
đây là ý nghĩa của nó. Này các Tỷ-kheo, cái bát đầy dầu
là đồng nghĩa với thân hành niệm.
5) Do
vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau:
"Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm
cho như thành cỗ xe, làm cho như thành đất nền, làm cho
tiếp tục an trú, làm cho tích tập, làm cho khéo có hiệu năng
(susamàraddhà)". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần
phải học tập.
III.
Phẩm Giới Trú
21. I.
Gíơi (Tạp 24,27, Đại 2,175b) (S.v,171)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Tôn giả Ananda và Tôn giả Bhadda trú ở Pàtaliputta, ở
khu vườn Kukkuta.
2) Rồi
Tôn giả Bhadda, vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng
dậy, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn
giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên
những lời chào đón hỏi thăm thân hữu... nói với Tôn giả
Ananda:
3) Này
Hiền giả Ananda, những thiện giới này được Thế Tôn nói
đến, những thiện giới này vì mục đích gì được Thế Tôn
nói đến?
- Lành
thay, lành thay, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện là trí tuệ
(ummagga) của Hiền giả, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện là
biện tài (patibhànam) của Hiền giả! Chí thiện là câu hỏi
của Hiền giả! Này Hiền giả Bhadda, có phải như vầy là câu
hỏi của Hiền giả: "Này Hiền giả Ananda, những thiện
giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới này,
vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến?" Chăng ?
- Thưa vâng,
Hiền giả.
4) Này
Hiền giả Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói
đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ
đưa lại, như Thế Tôn đã nói. Thế nào là bốn?
5) Ở đây,
này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Hiền giả Bhadda, những
thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện
giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế
Tôn đã nói.
22.
II. Trú (Tạp 24,29, Đại 2,173c) (S.v,172)
1) Nhân
duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi
Tôn giả Bhadda nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:
3) Do nhân
gì, do duyên gì, này Hiền Giả Ananda, khi Như Lai nhập Niết-bàn,
Diệu pháp không có tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì,
này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được
tồn tại lâu dài?
- Lành
thay, lành thay, này Hiền giả Bhadda! Hiền thiện thay, này
Hiền giả Bhadda, là trí tuệ của Hiền giả! Hiền thiện là
biện tài của Hiền giả! Chí thiện là câu hỏi của Hiền
giả! Có phải như vầy, này Hiền giả Bhadda, là câu hỏi
của Hiền giả: "Này Hiền giả Ananda, do nhân gì, do duyên
gì, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại
lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả Ananda, khi Như
Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"
chăng?
- Thưa vâng,
Hiền giả.
4) Do
bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung
mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không
có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được
làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn,
Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?
5) Ở đây,
này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Do không tu tập, không làm cho sung mãn
bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn,
Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm
cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai
nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
23.
III. Tổn Giảm (Parihànam) (Tạp 24,28, Đại 2,175b) (S.v,173)
1-2) Trú
tại Pàtaliputta, tại khu vườn Kukkuta...
3) Do nhân
gì, do duyên gì, này Hiền giả Ananda, khiến cho Diệu pháp
bị tổn giảm? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả Ananda,
khiến cho Diệu pháp không bị tổn giảm?
...
(giống như kinh trước, chỉ thay đổi câu hỏi và câu trả
lời).
24.
IV. Thanh Tịnh (Tạp 24,2, Đại 2,171a) (S.v,173)
1) Nhân
duyên ở Sàvatthi.
2) Này các
Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, có bốn niệm
xứ này.
25. V.
Bà La Môn (S.v,174)
1) Như
vầy tôi nghe.
Một
thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông
Cấp Cô Độc.
2) Rồi
một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với
Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên
những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống
một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
3) Do nhân
gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn,
Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên
gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp
được tồn tại lâu dài?
4-6) (như
kinh trên, với những thay đổi cần thiết).
7) Khi
được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Thật
vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!... từ nay cho đến mạng
chung, con trọn đời quy ngưỡng.
26.
VI. Một Phần (Tạp 24,26, Đại 2,175a) (S.v,174)
1) Một
thời Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Mahà Moggalàna và Tôn giả
Anuruddha trú ở Sàketa, tại rừng Kantakii.
2) Rồi
Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Moggalàna, vào buổi
chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả
Anuruddha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuruddha những
lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón
hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên,
Tôn giả Sàriputta thưa với Tôn giả Anuruddha:
3)
"Hữu học, hữu học", thưa Hiền giả Anuruddha, được
nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả
Anuruddha, là hữu học?
- Do tu
tập một phần bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc hữu
học. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
thưa Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Do tu tập một phần bốn niệm xứ này,
thưa Hiền giả, là bậc hữu học.
27.
VII. Hoàn Toàn (Samattam) (S.v,175)
1-2)...
(như kinh trên, số 1 và 2)...
3)
"Vô học, vô học", thưa Hiền giả Anuruddha, được nói
đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả
Anuruddha, là bậc vô học?
- Do tu
tập hoàn toàn bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc vô
học. Thế nào là bốn?
4). ..
(như kinh trên, số 4; chỉ đoạn sau có khác: Do tu tập một cách
hoàn toàn bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, là bậc vô
học)
28.
VIII. Thế Giới (S.v,175)
1-2)...(như
kinh trên, số 1 và 2)
3) Do tu
tập, làm cho sung mãn những pháp nào, thưa Hiền giả
Anuruddha, đại thắng trí được đạt tới?
- Do tu
tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, đại thắng trí được
đạt tới. Thế nào là bốn?
4). ..
(như kinh trên, số 4; chỉ khác đoạn cuối: Chính do tu tập,
làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, tôi đạt
được đại thắng trí).
5) Và thưa
Hiền giả, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi
thắng tri được ngàn thế giới.
29.
IX. Sirivaddha (Tạp 37,13, Đại 2,270b) (S.v,176)
1) Một
thời Tôn giả Ananda trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi
dưỡng các con sóc.
2) Lúc
bấy giờ, cư sĩ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh.
3) Rồi
gia chủ Sirivaddha bảo một người:
- Hãy đến,
này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nhân danh
ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Thưa
Tôn giả, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa
như vầy: ‘Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi
đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ
mẫn"".
- Thưa vâng,
Gia chủ.
Người
ấy vâng đáp gia chủ Sirivaddha, đi đến Tôn giả Ananda.
4) Sau
khi đến, vị ấy đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống
một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả Ananda:
- Thưa Tôn
giả Ananda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa:
"Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú
xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn".
Tôn
giả Ananda im lặng nhận lời.
5) Rồi
Tôn giả Ananda đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia
chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn
sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda nói với gia chủ
Sirivaddha:
6) Này
Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có
thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm
thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm
thiểu, không có tăng trưởng?
- Thưa Tôn
giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng.
Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm
thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.
7) Vậy,
này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán
thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm
thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần
phải học tập.
8) Thưa
Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng,
những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những
pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú,
quán thọ trên các cảm thọ... Con trú, quán tâm trên tâm...
Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
9) Thưa
Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết
giảng này, con không thấy có một pháp nào mà không được
đoạn tận ở nơi con.
10) Lợi
đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay cho
Ông, này Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về
quả Bất lai.
30. X.
Mànadinna (Tạp 37,16, Đại 2,270c) (S.v,178)
1) Nhân
duyên giống như trên.
2) Lúc
bấy giờ, gia chủ Mànadinna bị bệnh, đau đớn, bị trọng
bệnh.
3-6)
Rồi gia chủ Mànadinna gọi một người và bảo...
7) Dầu
cho con phải cảm giác những khổ thọ như vậy, con vẫn trú,
quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các cảm
thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
8) Thưa
Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết
giảng này, con không thấy có một pháp nào chưa được đoạn
tận nơi con.
9) Thật
lợi đắc thay, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay, này
Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về quả Bất
lai.
IV.
Phẩm Chưa Từng Được Nghe
31. I.
Chưa Từng Được Nghe (S.v,178)
1-2) Nhân
duyên ở Sàvatthi...
3)
"Quán thân trên thân này", này các Tỷ-kheo, đối
với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh,
trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán thân trên thân cần phải tu
tập này... Quán thân trên thân đã được tu tập này, này các
Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được
nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
4)
"Quán thọ trên các cảm thọ này"...
5)
"Quán tâm trên tâm này"...
6)
"Quán pháp trên các pháp này", này các Tỷ-kheo, đối
với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh,
trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán pháp trên pháp cần phải tu
tập này... Quán pháp trên pháp đã được tu tập này, này các
Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được
nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
32.
II. Ly Tham (Tạp 24,34, Đại 2,276a) (S.v,179)
1-2)
Tại Sàvatthi...
3) Bốn
niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, nếu được tu tập, được làm
cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn
diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là
bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Bốn niệm xứ này, này các
Tỷ-kheo, nếu tu tập, nếu làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng
nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác
ngộ, Niết-bàn.
33.
III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,179)
1-2)...
3) Với
những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ bị thối thất, đối
với những người ấy, cũng bị thối thất là Thánh đạo
đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
4) Với
những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này được thực hành,
đối với những người ấy, cũng được thực hành là Thánh
đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Thế nào là
bốn?
5) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Đối với những ai, này các
Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này bị thối thất, thời cũng thối
thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt đau
khổ. Đối với những ai, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ này
được thực hành, thời cũng được thực hành là Thánh đạo
đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
34.
IV.Tu Tập (S.v,180)
1-2)
Tại Sàvatthi...
3) Bốn
niệm xứ này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm
cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua đến bờ bên kia. Thế nào
là bốn?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán
thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo,
nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên
này qua đến bờ bên kia.
35. V.
Niệm (S.v,180)
1-2)
Tại Sàvatthi...
3) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú chánh niệm, tỉnh giác. Đây là
lời giáo giới của Ta cho các Ông.
4) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... Như vậy, này
các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.
5) Và này
các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Ở đây, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ ràng các cảm thọ khởi lên,
biết rõ ràng các cảm thọ an trú, biết rõ ràng các cảm
thọ đi đến tiêu mất; biết rõ ràng các tưởng khởi lên,
biết rõ ràng các tưởng an trú, biết rõ ràng các tưởng đi
đến tiêu mất. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh
giác.
6) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú chánh niệm, tỉnh giác. Đây là
lời giáo giới của Ta cho các Ông.
36.
VI. Chánh Trí (S.v,181)
1-2)
Tại Sàvatthi...
3) Này các
Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn? Ở đây, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán
thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn niệm
xứ.
4) Do tu
tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này các Tỷ-kheo,
được chờ đợi là một trong hai quả: Ngay trong hiện tại,
chứng được Chánh trí, hay nếu có dư y, chứng được Bất
hoàn.
37.
VII. Ước Muốn (Chandam) (S.v,182)
1-2)
Tại Sàvatthi...
3)- Này
các Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị
ấy trú, quán thân trên thân, ước muốn đối với thân được
đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng
ngộ được bất tử.
5) Vị
ấy trú, quán thọ trên các cảm thọ... Do vị ấy trú, quán
thọ trên các cảm thọ, ước muốn đối với thọ được đoạn
diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được
bất tử.
6) Vị
ấy trú, quán tâm trên tâm... Do vị ấy trú, quán tâm trên tâm,
ước muốn đối với tâm được đoạn diệt. Do ước muốn
được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
7) Vị
ấy trú, quán pháp trên các pháp... Do vị ấy trú, quán pháp
trên các pháp, ước muốn đối với các pháp được đoạn
diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được
bất tử.
38.
VIII. Liễu TRi (S.v,182)
1)...
2) Này các
Tỷ-kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị
ấy trú, quán thân trên thân, thân được liễu tri. Do liễu
tri thân nên chứng ngộ được bất tử... (Cũng vậy, đối
với thọ, đối với tâm, đối với pháp).
39.
IX. Tu Tập (Tạp 24,2, Đại 2,171a) (S.v,182)
1)...
2) Này các
Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tu tập bốn niệm xứ. Hãy lắng
nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tu tập bốn niệm xứ?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Đối
với các thọ... Đối với tâm... Tỷ-kheo trú, quán pháp trên
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời.
4) Này các
Tỷ-kheo, đây là sự tu tập bốn niệm xứ này.
40. X.
Phân Biệt (S.v,183)
1)...
2) Này các
Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về niệm xứ, tu tập bốn
niệm xứ và đạo lộ đưa đến tu tập bốn niệm xứ. Hãy
lắng nghe.
3) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là niệm xứ? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán
thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm
xứ.
4) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là tu tập bốn niệm xứ?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán tánh tập khởi trên thân;
trú, quán tánh đoạn diệt trên thân; trú, quán tánh tập
khởi và tánh đoạn diệt trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán tánh
tập khởi trên các cảm thọ; trú, quán tánh đoạn diệt trên
các cảm thọ; trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt
trên các cảm thọ... trú, quán tánh tập khởi trên tâm... trú,
quán tánh tập khởi trên các pháp; trú, quán tánh đoạn
diệt trên các pháp; trú, quán tánh tập khởi và đoạn diệt
trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tu
tập niệm xứ.
5) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là đạo lộ đưa đến sự tu tập
niệm xứ? Đây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là
chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là
đạo lộ đưa đến tu tập niệm xứ.
V.
Phẩm Bất Tử
41. I.
Bất Tử (Tạp 24,4 Đại 2,171a) (S.v,184)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Này các
Tỷ-kheo, hãy trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ. Nhưng
các Ông chớ có bỏ mất bất tử. Thế nào là bốn?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời.
4) Này các
Tỷ-kheo, hãy trú, với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ. Nhưng
các Ông chớ có bỏ mất bất tử.
42.
II. Tập Khởi (Tạp 24,5, Đại 2,171a) (S.v,184)
1). ..
2) Này các
Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về sự tập khởi và sự
chấm dứt bốn niệm xứ. Hãy lắng nghe.
3) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là sự tập khởi của thân? Sự tập
khởi của món ăn là sự tập khởi của thân. Sự đoạn
diệt các món ăn là sự đoạn diệt của thân.
4) Sự
tập khởi của xúc là sự tập khởi của thọ. Sự đoạn
diệt của xúc là sự chấm dứt của thọ.
5) Sự
tập khởi của danh sắc là sự tập khởi của tâm. Sự đoạn
diệt của danh sắc là sự chấm dứt của tâm.
6) Sự
tập khởi của tác ý là sự tập khởi của các pháp. Sự đoạn
diệt của tác ý là sự chấm dứt của các pháp.
43.
III. Con Đường (S.V,185)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Tại
đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Một
thời, này các Tỷ-kheo, Ta trú ở Uruvelà, trên bờ sông
Neranjarà, dưới cây bàng Ajapàla, khi vừa mới được giác
ngộ.
3) Này các
Tỷ-kheo, trong khi độc cư Thiền tịnh, tâm niệm, tư tưởng
như sau khởi lên nơi Ta: "Đây là con đường độc nhất
khiến chúng sanh được thanh tịnh, giúp vượt qua sầu bi,
chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn.
Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Tỷ-kheo hãy trú, quán
thân trên thân... Hãy trú, quán thọ trên các thọ... Hãy trú,
quán tâm trên tâm... Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Đây
là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh,
vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý,
chứng ngộ Niết-bàn, tức là bốn niệm xứ.
4) Này các
Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết
được tâm niệm suy tư của Ta, ví như một người lực sĩ
duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng
vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên và hiện ra trước
mặt Ta.
5) Rồi,
này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati đắp thượng y vào một
bên vai, chấp tay hướng đến Ta và thưa với Ta: "Như
vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện
Thệ. Đây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được
thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt
chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế
nào là bốn? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân...
trú, quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời. Bạch Thế Tôn, đây là con đường
độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu
bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ
Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ".
6) Này các
Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thuyết như vậy, nói vậy xong,
lại nói thêm như sau:
Thấy con đường độc nhất,
Đưa đến đoạn tận sanh,
Bậc đại từ lân mẫn,
Rõ biết chính con đường.
Chính với con đường này,
Trước đã vượt được qua,
Tương lai sẽ vượt qua,
Và hiện vượt bộc lưu.
44.
IV. Niệm (S.v,186)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Này các
Tỷ-kheo, hãy trú chánh niệm. Đây là lời giáo giới của Ta
cho các Ông.
3) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm?
Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán
thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo
chánh niệm.
4) Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú chánh niệm. Đây là lời giáo giới
của Ta cho các Ông.
45. V.
Đống Thiện (Tạp 24. 8, Đại 2,171b) (S.v,186)
1)...
2) Nói
đến "Đống thiện", này các Tỷ-kheo, nói một cách
chơn chánh phải nói là bốn niệm xứ.
Toàn
bộ đống thiện này, này các Tỷ-kheo, tức là bốn niệm
xứ. Thế nào là bốn?
3) Ở đây,
Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán thọ trên các
cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời.
4) Nói
đến "Đống thiện", này các Tỷ-kheo, nói một cách
chơn chánh phải nói là bốn niệm xứ này. Toàn bộ đống
thiện này, này các Tỷ-kheo, chính là bốn niệm xứ.
46.
VI. Pàtimokkha (S.v,187)
1)...
2) Rồi
một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến... Ngồi một bên,
Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) Lành
thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho
con. Sau khi nghe pháp từ Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an
tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
- Vậy này
Tỷ-kheo, hãy làm cho thanh tịnh căn bản trong các thiện pháp.
Thế nào là căn bản trong các thiện pháp?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì với sự hộ trì của
Giới bổn (Pàtimokkha), đầy đủ uy nghi chánh hạnh (àcàragocarasampanno),
thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và
thực hành các học giới. Này Tỷ-kheo, sau khi sống, hộ trì
với sự hộ trì của Giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh
hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp
nhận và thực hành các học giới rồi, này Tỷ-kheo, y cứ trên
giới, an trú trên giới, hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào
là bốn?
5) Ở đây,
này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy trú, quán thân trên thân... Hãy trú,
quán thọ trên các cảm thọ... Hãy trú, quán tâm trên tâm...
Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
6) Khi nào,
này Tỷ-kheo, Ông y cứ trên giới, an trú trên giới, tu tập
bốn niệm xứ; khi ấy, này Tỷ-kheo, hoặc là đêm hay ngày, hãy
chờ đợi ở nơi Ông sự tăng trưởng trong các thiện pháp,
không phải sự tổn giảm.
7)
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết...
8) Rồi
Tỷ-kheo ấy sống một mình...
9) Rồi
Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
47.
VII. Ac Hành (Tạp 24,11, Đại 2,172a) (S.v,188)
1)...
2) Rồi
một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Lành
thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho
con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình,
an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
- Vậy,
này Tỷ-kheo, Ông hãy làm cho thanh tịnh những căn bản trong các
thiện pháp. Và thế nào là căn bản trong các thiện pháp?
4) Ở đây,
này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sau khi đoạn tận thân ác hành, hãy tu
tập thân thiện hành. Sau khi đoạn tận khẩu ác hành, hãy tu
tập khẩu thiện hành. Sau khi đoạn tận ý ác hành, hãy tu
tập ý thiện hành. Rồi này Tỷ-kheo, y cứ vào giới, an trú
vào giới, Ông hãy tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
5) Ở đây,
này Tỷ-kheo, Ông hãy trú, quán thân trên thân... Ông hãy trú,
quán thọ trên các cảm thọ... Ông hãy trú, quán tâm trên tâm...
Ông hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
6) Này
Tỷ-kheo, sau khi y cứ trên giới, an trú trên giới, Ông tu
tập bốn niệm xứ này như vậy; thời này Tỷ-kheo, hoặc là
đêm hay ngày, hãy chờ đợi ở nơi Ông sự tăng trưởng
trong các thiện pháp, không phải sự tổn giảm.
7-8). ..
(như trên)...
9) Rồi
Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
48.
VIII. Thân Hữu (S.v,189)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Này các
Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các
Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu
hay bà con, hay huyết thống; này các Tỷ-kheo, các Ông cần
phải khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người
ấy trong sự tu tập bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
3) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... quán
thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời.
4) Này các
Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các
Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu,
hay bà con, huyết thống; này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải
khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người ấy
trong sự tu tập bốn niệm xứ.
49.
IX. Các Cảm ThọϠ(S.v,189)
1) Tại
Sàvatthi...
2) Này các
Tỷ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ,
phi khổ phi lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, đây là ba thọ.
3) Vì
muốn liễu tri ba thọ này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ
cần phải tu tập. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán
thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp
phục tham ưu ở đời.
5) Chính
để liễu tri ba cảm thọ này, này các Tỷ-kheo, bốn niệm
xứ này cần phải tu tập.
50. X.
Các Lậu Hoặc (S.v,189)
1)...
2) Có ba
lậu hoặc, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Dục lậu, hữu
lậu, vô minh lậu. Này các Tỷ-kheo, đây ba là lậu hoặc.
3) Chính
để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ-kheo, bốn
niệm xứ này cần phải tu tập. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... quán
thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời.
5) Chính
để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ-kheo, bốn
niệm xứ này cần phải được tu tập.
VI.
Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
(Đoạn
này và bốn mục kế tiếp, cho đến cuối Tương Ưng này, đều
được tóm tắt trong nguyên bản, chỉ có tên kinh mà thôi,
trừ 51-62, I-XII)
51-62.
I-XII. (S.v,190)
1)...
2) Ví như
sông Hằng, này các Tỷ-kheo, thiên về phương Đông, hướng
về phương Đông... Cũng vậy, Tỷ-kheo tu tập bốn niệm
xứ... xuôi về Niết-bàn.
3) Và này
các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo... Niết-bàn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân... trú, quán
thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán
pháp trên các pháp... Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo... xuôi
về Niết-bàn.
(Tóm
tắt các đề kinh)
(Sáu hướng
về Đông và sáu hướng về biển. Hai lần sáu thành mười
hai, và mục này được gọi là như vậy. Các kinh được
thuyết rộng về bốn niệm xứ, như các kinh trước).
VII.
Phẩm Không Phóng Dật
63-72.
I-X. (S.v,191)
Gồm các
kinh:
Như Lai,
Dấu Chân, Nóc Nhọn, Rễ Cây. Lõi Cây, Hoa Mưa Sanh, Vua, Mặt
Trăng, Mặt Trời, Vải, tất cả là mười kinh.
(Các
kinh này được thuyết rộng theo bốn niệm xứ).
VIII.
Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh
73-82.
I-X. (S.v,191)
Gồm các
kinh:
Quả,
Chủng Tử, Rồng, Cây, Ghè, Râu Mì, Hư Không, Khách, Sông.
IX.
Phẩm Tầm Cầu
83-93.
I-XI. (S.v,192)
Gồm các
kinh:
Tầm
Cầu, Kiêu Mạn, Lậu Hoặc, Khổ Tánh, Ba Chướng Ngại
(khila), Cấu Uế. Khổ Và Thọ, Ái và Khát, thành phẩm Tầm
Cầu.
X.
Phẩm Bộc Lưu
93-102.
(I-IX) (S.v,191)
103.
X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,191)
1)...
2) Này các
Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm?
Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các
Tỷ-kheo, những pháp này là năm thượng phần kiết sử.
3) Này các
Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn
tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ cần
phải tu tập. Thế nào là bốn?
4) Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú,
quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú,
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời.
5) Này các
Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn
tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ này
phải tu tập.
(Các đề
kinh: Bộc Lưu, Ách, Chấp Thủ, Hệ Phược, Tùy Miên, Dục Công
Đức, Triền Cái, Uẩn, Thượng, Hạ Phần Kiết Sử).
--- o0o ---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét