Kết tập
đầu tiên
Ba tháng
sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa) triệu tập một hội
đồng gồm khoảng 500 vị thánh tăng tại vùng đồi núi ngoại thành Vương xá
(Rājagaha) để kết tập kinh điển, sau này được gọi là Đại hội Kết tập I.
"Kết tập" có nghĩa là thu góp, tập hợp lại, ôn lại, đừng để cho tán
thất. Tiếng Phạn là "sangīti", có nghĩa là cùng nhau tụng lại.
Trong Đại hội này, ngài Đại Ca-diếp là chủ quản, ngài A-nan-đa (Ānanda) đọc
lại các bài kinh giảng, và ngài Ưu-ba-ly (Upāli) đọc lại các điều luật. Sau
lần kết tập đầu tiên này, Luật tạng và Kinh tạng được đúc kết. Lúc ấy, Kinh
tạng được chia ra thành 4 bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và
Tăng chi bộ.
Đây là thời kì nguyên thủy , tinh nguyên nhất được các bậc thánh kết tập lại. Nhưng chúng ta thấy chỉ có 4 tạng kinh .
Đây là thời kì nguyên thủy , tinh nguyên nhất được các bậc thánh kết tập lại. Nhưng chúng ta thấy chỉ có 4 tạng kinh .
Trường bộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã được dịch sang Việt ngữ. Ngoài các bài thuyết giảng của Đức Phật, Bộ này cũng có các bài giảng của Đại đức Sāriputta (Xá-lợi-phất), vị đệ tử hàng đầu có tài thuyết giảng hùng biện nhất thời đó, và các vị đệ tử nổi tiếng khác.
Trung Bộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phép hành thiền quán niệm, chánh kiến, cách tịnh tâm, cuộc đời Đức Phật, Tứ Diệu Đế, tính không, quán niệm hơi thở, v.v. Có thể nói đây là một bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời Phật dạy.
Tương ưng bộ gồm 2.889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau về một điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trong thời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về hành thiền, 12 nhân duyên và về 37 phẩm trợ đạo.
Tăng chi bộ là bộ kinh dựa theo cách sắp xếp số học (pháp số), từ các chủ đề có liên quan đến 1 phần tử, 1 yếu tố, dần dần lên đến các chủ đề có 11 phần tử hay yếu tố. Vì vậy, bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2.308 bài kinh.
(Trong hệ
Sanskrit (Bắc Phạn), các bộ tương đương là các bộ A-hàm (Āgama). Tuy nhiên,
các bộ A-hàm nguyên thủy đã bị thất lạc và chỉ còn tìm thấy các bản kinh
tiếng Sanskrit rời rạc, mà hiện nay chỉ còn các bản Hán văn, dịch từ nhiều
nguồn gốc bộ phái và qua nhiều đời khác nhau.)
Kết tập lần thứ 2
Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II . Thời kì này vẫn chưa phải là thời kì bộ phái, mà chỉ manh nha xuất hiện của Đại Chúng Bộ. Chúng ta lưu ý thời kì này chưa có xuất hiện tư tưởng Đại Thừa , hoàn toàn là giáo lý Nguyên Thủy mà thôi.
Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và thu nhận nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự đại hội đầu tiên. Do đó, có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ đại hội đó.Vì vậy, khoảng 100 năm sau, năm 383 trước Tây lịch (TL), Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ hai được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji. Sau lần kết tập này, Luật tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh tạng (Tiểu bộ).
Sau lần kết tập này, Luật tạng và Kinh tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại tạng kinh hiện nay.
Tiểu bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ:
1) Tiểu tụng (Khuddakapātha),
2) Pháp cú (Dhammapada),
3) Phật tự thuyết (Udāna),
4) Như thị ngữ (Itivuttaka),
5) Kinh tập (Suttanipāta),
6) Thiên cung sự (Vimānavatthu),
7) Ngạ quỷ sự (Petavatthu),
8) Trưởng lão tăng kệ (Theragāthā),
9) Trưởng lão ni kệ (Therigāthā),
10) Bổn sanh (Jātaka),
11) Nghĩa thích (Niddesa),
12) Vô ngại giải đạo (Patisambhidāmagga),
13) Thí dụ (Apadāna),
14) Phật sử (Buddhavamsa),
15) Hạnh tạng (Cariyāpitaka).
Tiểu Bộ KInh cũng rất đáng tin cậy, vì lần kết tập lần 2 này vẫn còn nhiều thánh tăng,và những bài kinh này hoàn toàn thích hợp và được sự minh chứng từ 4 tạng đầu.
Kết tập lần thứ 3
Một trăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước TL, vua Asoka (A-dục) cho triệu tập Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ III dưới sự lãnh đạo của ngài Mục-kiền-liên Tử Đế-tu Moggalliputa Tissa. Tiểu bộ của Kinh tạng lại được mở rộng và kết tập thêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việc Đại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng pháp tạng (Abhidhamma pitaka, A-tỳ-đàm tạng, hay còn gọi là Vi diệu pháp tạng, Luận tạng).Đại hội này gồm khoảng 1.000 vị tu sĩ đúc kết . Thêm vào đó, tổ chức tăng đoàn theo truyền thống Trưởng lão bộ được chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật
Thắng pháp tạng
Còn gọi là Vi diệu pháp tạng, đây là tập hợp các bài giảng của Đức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp, phân giải triết học và tâm lý học. Thắng pháp tạng gồm có 7 quyển:
1) Pháp tụ (Dhammasanganī),
2) Phân tích (Vibhanga),
3) Chất ngữ (Dhātukatha),
4) Nhân chế định (Puggalapaññatti),
5) Ngữ tông (Kathāvatthu),
6) Song đối (Yamaka),
7) Vị trí (Patthāna).
Đến đây các bạn thấy rằng vẫn chưa có sự xuất hiện của Đại Thừa, và Phật Giáo lúc này vẫn còn thống nhất , vẫn còn là giọt tinh sương đầu nguồn, và Đại Chúng Bộ vẫn không thể phát triển vào thời điểm này , do vậy tương lai chắc chắn sẽ có sự phân hóa , chia rẽ đạo Phật , do bất mãn trong lần kết tập lần 3 nầy.
Thời kì phân phái
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc 25. Đó là khái niệm về một thời kỳ vườn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Trong thời kỳ phân phái này có thể ghi nhận 3 khuynh hướng:
1) Khuynh hướng duy trì giáo lý nguyên thủy của Đức Phật do các vị trưởng lão chủ trương, nên đã trở thành Trưởng Lão Bộ (Theravāda).
Khuynh hướng này có được là do công Đại đức Mahinda , đã kiệp thời đem giáo lý nguyên thủy được kết tập ở lần thứ 3 nầy , truyền giáo sang Tích Lan, ngài được vua Tích Lan giúp xây cất một ngôi chùa lớn, gọi là Đại tự viện (Mahāvihara), và từ đó thành lập tông phái Đại tự viện ở xứ này. Một trăm năm sau thì một ngôi chùa khác, tự viện Vô úy sơn (Abhayagiri), được xây cất và các tu sĩ ở chùa này bắt đầu tạo ảnh hưởng lớn mạnh ở Tích Lan. Thêm vào đó, cũng có nhiều nhóm tu sĩ với khuynh hướng Đại thừa từ Ấn Độ sang hoạt động tại xứ này, nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai tông phái nguyên thủy Đại tự viện và Vô úy sơn kéo dài qua nhiều thế kỷ, và chỉ chấm dứt vào khoảng thế kỷ thứ 12, khi nhóm Đại tự viện được vua Parakkamabahu chính thức thừa nhận, kết tạo thành tông phái Theravāda như chúng ta thấy được ngày nay.
Vào khoảng năm 29-17 trước TL, 500 tu sĩ phái Đại tự viện tập họp lại và bắt đầu cho viết các tạng Kinh, Luật và Thắng pháp trên một loại giấy bằng lá bối đa. Lần đầu tiên, sau gần 500 năm truyền khẩu, ba bộ tạng được ghi chép trên lá bối, và từ đó, Tam tạng kinh điển hệ Pāli bằng văn bản được tạo ra và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là Đại hội Kết tập IV. Sở dĩ văn tự Pāli được dùng vì đó là ngôn ngữ chính thống miền Tây Ấn và là ngôn ngữ của ngài Mahinda. Nhờ tình trạng xã hội tương đối ổn định và đảo Tích Lan tương đối biệt lập, các bộ Tam tạng này đã được gìn giữ nguyên vẹn, dù rằng trong khi sao chép chuyển truyền từ đời này sang đời khác, có thể có một vài sửa đổi, sơ sót. Nhưng đó chỉ là các đoạn nhỏ, không quan trọng.
Có nhiều sách ghi lại rằng bộ phái mà Đại đức Mahinda theo là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada). Tức là bộ phái này giữ nguyên giáo lý lần kết tập thứ 3 tránh xung đột, luận bàn ,và bảo thủ giữ nguyên những gì đã có , nhất thiết không chế tác.
2) Khuynh hướng triển khai một số điểm giáo lý và giới luật của Đức Phật, và vì có nhiều khuynh hướng luận giải bất đồng nên đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau như: Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda), Tuyết Sơn Bộ (Hema-vatika), Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika). Về sau Nhất Thiết Hữu Bộ lại chia ra thành Ca Diếp Bộ hay Quan Ấm Bộ (Kasapika), Thuyết Chuyển Bộ (Sankantika), Kinh Lượng Bộ (Suttavāda), v.v...
Khuynh hướng này có Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda) chính đã truyền lại kinh A-Ham Trung Hoa cho đến bây giờ. Và được xuất hiện do truyền bá đi kháp nơi nhưng sau cùng Đạo Phật truyền sang mạn Tây Bắc, tạo lập trung tâm Phật giáo ở Kashmir , nơi đây là nơi tập trung nhiều tông phái và tư tưởng khác nhau, tuy nhiên bộ các bạn lưu ý giọt tinh sương do Đại đức Mahinda đã ở Tích Lan rồi.Kashmir là nơi xảy ra rất nhiều cuộc luận chiến giữa các tông phái với nhau, và bắt đầu xuất hiện sự sai khác, chế tác kinh điển ở đây.
Sự tranh cải thường vây quanh :
Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ngã không, pháp hữu
Thế là sau đó có một vị không đồng ý, ấy là Ngài Harivama, đã viết Thành Thật Luận bảo rằng: đồng ý là ngã không nhưng pháp cũng không (ngã không, pháp không)
-Ngã không, pháp hữu.
- Ngã không, pháp không.
- Ngã hữu, pháp hữu.
Kết tập lần thứ 2
Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II . Thời kì này vẫn chưa phải là thời kì bộ phái, mà chỉ manh nha xuất hiện của Đại Chúng Bộ. Chúng ta lưu ý thời kì này chưa có xuất hiện tư tưởng Đại Thừa , hoàn toàn là giáo lý Nguyên Thủy mà thôi.
Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và thu nhận nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự đại hội đầu tiên. Do đó, có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ đại hội đó.Vì vậy, khoảng 100 năm sau, năm 383 trước Tây lịch (TL), Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ hai được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji. Sau lần kết tập này, Luật tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh tạng (Tiểu bộ).
Sau lần kết tập này, Luật tạng và Kinh tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại tạng kinh hiện nay.
Tiểu bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ:
1) Tiểu tụng (Khuddakapātha),
2) Pháp cú (Dhammapada),
3) Phật tự thuyết (Udāna),
4) Như thị ngữ (Itivuttaka),
5) Kinh tập (Suttanipāta),
6) Thiên cung sự (Vimānavatthu),
7) Ngạ quỷ sự (Petavatthu),
8) Trưởng lão tăng kệ (Theragāthā),
9) Trưởng lão ni kệ (Therigāthā),
10) Bổn sanh (Jātaka),
11) Nghĩa thích (Niddesa),
12) Vô ngại giải đạo (Patisambhidāmagga),
13) Thí dụ (Apadāna),
14) Phật sử (Buddhavamsa),
15) Hạnh tạng (Cariyāpitaka).
Tiểu Bộ KInh cũng rất đáng tin cậy, vì lần kết tập lần 2 này vẫn còn nhiều thánh tăng,và những bài kinh này hoàn toàn thích hợp và được sự minh chứng từ 4 tạng đầu.
Kết tập lần thứ 3
Một trăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước TL, vua Asoka (A-dục) cho triệu tập Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ III dưới sự lãnh đạo của ngài Mục-kiền-liên Tử Đế-tu Moggalliputa Tissa. Tiểu bộ của Kinh tạng lại được mở rộng và kết tập thêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việc Đại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng pháp tạng (Abhidhamma pitaka, A-tỳ-đàm tạng, hay còn gọi là Vi diệu pháp tạng, Luận tạng).Đại hội này gồm khoảng 1.000 vị tu sĩ đúc kết . Thêm vào đó, tổ chức tăng đoàn theo truyền thống Trưởng lão bộ được chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật
Thắng pháp tạng
Còn gọi là Vi diệu pháp tạng, đây là tập hợp các bài giảng của Đức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp, phân giải triết học và tâm lý học. Thắng pháp tạng gồm có 7 quyển:
1) Pháp tụ (Dhammasanganī),
2) Phân tích (Vibhanga),
3) Chất ngữ (Dhātukatha),
4) Nhân chế định (Puggalapaññatti),
5) Ngữ tông (Kathāvatthu),
6) Song đối (Yamaka),
7) Vị trí (Patthāna).
Đến đây các bạn thấy rằng vẫn chưa có sự xuất hiện của Đại Thừa, và Phật Giáo lúc này vẫn còn thống nhất , vẫn còn là giọt tinh sương đầu nguồn, và Đại Chúng Bộ vẫn không thể phát triển vào thời điểm này , do vậy tương lai chắc chắn sẽ có sự phân hóa , chia rẽ đạo Phật , do bất mãn trong lần kết tập lần 3 nầy.
Thời kì phân phái
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc 25. Đó là khái niệm về một thời kỳ vườn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Trong thời kỳ phân phái này có thể ghi nhận 3 khuynh hướng:
1) Khuynh hướng duy trì giáo lý nguyên thủy của Đức Phật do các vị trưởng lão chủ trương, nên đã trở thành Trưởng Lão Bộ (Theravāda).
Khuynh hướng này có được là do công Đại đức Mahinda , đã kiệp thời đem giáo lý nguyên thủy được kết tập ở lần thứ 3 nầy , truyền giáo sang Tích Lan, ngài được vua Tích Lan giúp xây cất một ngôi chùa lớn, gọi là Đại tự viện (Mahāvihara), và từ đó thành lập tông phái Đại tự viện ở xứ này. Một trăm năm sau thì một ngôi chùa khác, tự viện Vô úy sơn (Abhayagiri), được xây cất và các tu sĩ ở chùa này bắt đầu tạo ảnh hưởng lớn mạnh ở Tích Lan. Thêm vào đó, cũng có nhiều nhóm tu sĩ với khuynh hướng Đại thừa từ Ấn Độ sang hoạt động tại xứ này, nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai tông phái nguyên thủy Đại tự viện và Vô úy sơn kéo dài qua nhiều thế kỷ, và chỉ chấm dứt vào khoảng thế kỷ thứ 12, khi nhóm Đại tự viện được vua Parakkamabahu chính thức thừa nhận, kết tạo thành tông phái Theravāda như chúng ta thấy được ngày nay.
Vào khoảng năm 29-17 trước TL, 500 tu sĩ phái Đại tự viện tập họp lại và bắt đầu cho viết các tạng Kinh, Luật và Thắng pháp trên một loại giấy bằng lá bối đa. Lần đầu tiên, sau gần 500 năm truyền khẩu, ba bộ tạng được ghi chép trên lá bối, và từ đó, Tam tạng kinh điển hệ Pāli bằng văn bản được tạo ra và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là Đại hội Kết tập IV. Sở dĩ văn tự Pāli được dùng vì đó là ngôn ngữ chính thống miền Tây Ấn và là ngôn ngữ của ngài Mahinda. Nhờ tình trạng xã hội tương đối ổn định và đảo Tích Lan tương đối biệt lập, các bộ Tam tạng này đã được gìn giữ nguyên vẹn, dù rằng trong khi sao chép chuyển truyền từ đời này sang đời khác, có thể có một vài sửa đổi, sơ sót. Nhưng đó chỉ là các đoạn nhỏ, không quan trọng.
Có nhiều sách ghi lại rằng bộ phái mà Đại đức Mahinda theo là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada). Tức là bộ phái này giữ nguyên giáo lý lần kết tập thứ 3 tránh xung đột, luận bàn ,và bảo thủ giữ nguyên những gì đã có , nhất thiết không chế tác.
2) Khuynh hướng triển khai một số điểm giáo lý và giới luật của Đức Phật, và vì có nhiều khuynh hướng luận giải bất đồng nên đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau như: Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda), Tuyết Sơn Bộ (Hema-vatika), Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika). Về sau Nhất Thiết Hữu Bộ lại chia ra thành Ca Diếp Bộ hay Quan Ấm Bộ (Kasapika), Thuyết Chuyển Bộ (Sankantika), Kinh Lượng Bộ (Suttavāda), v.v...
Khuynh hướng này có Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbatthivāda) chính đã truyền lại kinh A-Ham Trung Hoa cho đến bây giờ. Và được xuất hiện do truyền bá đi kháp nơi nhưng sau cùng Đạo Phật truyền sang mạn Tây Bắc, tạo lập trung tâm Phật giáo ở Kashmir , nơi đây là nơi tập trung nhiều tông phái và tư tưởng khác nhau, tuy nhiên bộ các bạn lưu ý giọt tinh sương do Đại đức Mahinda đã ở Tích Lan rồi.Kashmir là nơi xảy ra rất nhiều cuộc luận chiến giữa các tông phái với nhau, và bắt đầu xuất hiện sự sai khác, chế tác kinh điển ở đây.
Sự tranh cải thường vây quanh :
Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương ngã không, pháp hữu
Thế là sau đó có một vị không đồng ý, ấy là Ngài Harivama, đã viết Thành Thật Luận bảo rằng: đồng ý là ngã không nhưng pháp cũng không (ngã không, pháp không)
-Ngã không, pháp hữu.
- Ngã không, pháp không.
- Ngã hữu, pháp hữu.
May mắn
thay đều được ghi lại trong một bộ luận gọi là Dị Bộ Luận (Kathāvatthu) kể
lại tất cả khác biệt của các tông phái
3) Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này, như Đại Chúng Bộ (Mahasanghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ (Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ (Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v...
Kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, có hệ thống hơn, từ thế kỷ 1 TL trở về sau. Tiếc rằng các bộ kinh đầu tiên, như Kinh Duy-ma-cật, Liễu Ba-la-mật, Bồ tát tạng, Tam pháp kinh, v.v. nay không còn nguyên bản Sanskrit, mà chỉ còn dịch bản chữ Hán và Tây Tạng, nên không thể đối chiếu, truy tầm nguồn gốc. Tuy nhiên các bộ kinh đại thừa quan trọng khác như Đại Bát nhã, Pháp hoa, Hoa nghiêm, A-di-đà vẫn còn các bản gốc tiếng Sanskrit.
Sự xuất hiện các bộ kinh đại thừa và sau đó là các quyển luận thuyết của các ngài Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân trong bốn thế kỷ đầu Tây lịch đánh dấu sự thành hình và phát triển nhanh chóng của Phật giáo Mahāyana trong toàn xứ Ấn Độ. Ảnh hưởng này đã dần dần lan rộng sang Trung Hoa, và từ đó có những phong trào truyền bá, chuyển dịch kinh điển ở Trung Hoa qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 TL, qua ba ngõ giao thông chính: đầu tiên là qua miền Trung Á, qua ngõ Nepal -Tây Tạng, và bằng đường biển.
Như vậy Kinh Điển Đại Thừa xuất hiện nhờ sự hỗn mang , tranh luận giữa các tông phái khác nhau ở trung tâm Phật Giáo thời bấy giờ. Và có trước thời ngài Long Thọ.
3) Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này, như Đại Chúng Bộ (Mahasanghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ (Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ (Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v...
Kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, có hệ thống hơn, từ thế kỷ 1 TL trở về sau. Tiếc rằng các bộ kinh đầu tiên, như Kinh Duy-ma-cật, Liễu Ba-la-mật, Bồ tát tạng, Tam pháp kinh, v.v. nay không còn nguyên bản Sanskrit, mà chỉ còn dịch bản chữ Hán và Tây Tạng, nên không thể đối chiếu, truy tầm nguồn gốc. Tuy nhiên các bộ kinh đại thừa quan trọng khác như Đại Bát nhã, Pháp hoa, Hoa nghiêm, A-di-đà vẫn còn các bản gốc tiếng Sanskrit.
Sự xuất hiện các bộ kinh đại thừa và sau đó là các quyển luận thuyết của các ngài Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân trong bốn thế kỷ đầu Tây lịch đánh dấu sự thành hình và phát triển nhanh chóng của Phật giáo Mahāyana trong toàn xứ Ấn Độ. Ảnh hưởng này đã dần dần lan rộng sang Trung Hoa, và từ đó có những phong trào truyền bá, chuyển dịch kinh điển ở Trung Hoa qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 TL, qua ba ngõ giao thông chính: đầu tiên là qua miền Trung Á, qua ngõ Nepal -Tây Tạng, và bằng đường biển.
Như vậy Kinh Điển Đại Thừa xuất hiện nhờ sự hỗn mang , tranh luận giữa các tông phái khác nhau ở trung tâm Phật Giáo thời bấy giờ. Và có trước thời ngài Long Thọ.
Bài
viết của Zelda (Nguồn)
tổng hợp
từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét