---o0o---
I-
Thuyết thứ nhất
Sau Phật Niết bàn
khoảng 400 năm, tại nước Kiền Đà La (Gandhàra) có vua Ca
Nị Sắc Ca (Kanishca) trị vì, đất nước phú cường, danh
vang khắp nơi ,các nước xung quanh đều quy phục. Trong những
lúc rảnh rỗi việc triều đình, nhà vua thường đọc kinh
Phật. Mỗi ngày vua thỉnh một vị cao tăng vào cung thuyết pháp.
Nhưng vua thấy quan điểm mỗi người một khác, không ai
giống ai, nên rất băn khoăn, không biết làm sao để giải
tỏa. Vì vậy vua liền thỉnh giáo Hiếp Tôn Giả (Parsva),
Hiếp Tôn Giả liền thưa: " Tâu Đại vương, vì đức Như
Lai nhập diệt trải qua năm tháng đã lâu, các đệ tử thường
dựa theo quan điểm của thầy mình, có những nhận thức
bất đồng, do đó mà sinh ra mâu thuẫn với nhau".
vua nghe nói thế rất
lấy làm buồn lòng, trầm ngâm hồi lâu, rồi bạch với tôn
giả: "Trẫm nhờ hưởng được phúc đức của tổ tiên,
nên được kế thừa tông miếu, cai trị muôn dân, nay tuy xả
cách Thánh nhân (Phật), nhưng còn may mắn nếm được pháp
vị. Trẫm muốn quên sự hèn kém của mình, dốc lòng thiệu
long chánh pháp, mở đại hội kết tập pháp tạng để
thống nhất những quan điểm riêng của các bộ phái".
Hiếp Tôn Giả tán thán:
"Đại vương đã gieo trồng căn lành từ đời trước, nên
đời này đủ phước lộc, lại lưu tâm đến Phật pháp,thực
là hợp với nguyện vọng của bần tăng". Thế rồi, vua
truyền lệnh triệu tập các bậc thánh triết xa gần. Nhận
được sắc chỉ, các bậc minh triết thông đạt tam tạng,
những bậc hiền tài xuất chúng từ bốn phương vân tập
về kinh thành.Vua bèn thiết lễ cúng dường suốt 7 ngày, và
bàn kế hoạch mở đại hội kết tập. Nhưng thấy số người
khá đông đúc, sợ khó tránh khỏi ô hợp, nên vua đem điều
thao thức của mình trình lên Tăng chúng rồi truyền lệnh:
"Những vị nào đã chứng đắc Thánh quả thì ở lại,
những vị nào còn triền phược xin hãy trở về chỗ cũ".
Tuy vậy, chúng hội vẫn còn quá đông, nên vua lại ra lệnh:
"Các bậc vô học (chứng quả A la hán) xin hãy ở lại,còn
các bậc hữu học hãy ra về. Thế nhưng số người vẫn còn
nhiều, vì thế vua lại hạ lệnh: "Những vị đầy đủ
tam minh lục thông hãy ở lại, còn những vị khác đều hãy
trở về". Nhưng hội chúng vẫn còn đông, buộc lòng vua
phải hạ lệnh một lần cuối cùng: "Những ai đối với
nội giáo thì tinh thông Tam tạng, đối với ngoại điển thì
quán triệt ngũ minh, xin mời ở lại, còn những vị khác xin
hoan hỷ lui về trú xứ".
Chung cục, sau bốn
lần gạn lọc, số người còn lại tính được 499 người.Lúc
ấy, nhà vua thấy trong nước mình hay mưa nắng bất thường,
sợ làm khổ nhọc các vị tôn túc, nên định đưa hội chúng
đến thành Vương Xá - nơi thạch thất mà tôn giả Ca Diếp xưa
kia đã kết tập giáo pháp - mở đại hội kết tập.Nhưng
Hiếp Tôn Giả cùng các vị tôn túc can rằng: "Thưa Đại
vương, không nên. Vì ở đó có nhiều ngoại đạo, nhiều
luận sư khác phái rất phức tạp. Chúng ta sẽ phải bận
rộn thù tiếp,giao tế với họ mất hết thì giờ, ắt hẳn
sẽ gây trở ngại công việc kết tập và soạn ra luận
giải. Hơn nữa, đại chúng giờ đây đều nhất trí muốn
thực hiện việc kết tập tại nước này. Vì đất nước này
ở bốn phía có núi non kiên cố,có thần Dược Xoa gìn giữ,
đất đai phì nhiêu , sản vật phong phú, là nơi thánh hiền vân
tập, các bậc thần tiên qua lại,và hiện giờ Tăng chúng đang
quy tụ tại đây". Sau khi nghe trình bày, vua thấy hợp lý,
nên chuẩn thuận đề nghị ấy.
Thế rồi, vua truyền
lệnh cho công nhân xây dựng lo thiết lập già lam tại thành
Ca Thấp Di La (Kasmira) để kết tập pháp tạng.
Lúc bấy giờ, các
vị A la hán thấy tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) mặc y phục
luộm thuộm, đang đứng trước hành lang, bèn nói với tôn
giả: "Ông chưa đoạn trừ kiết sử, nếu luận nghị giáo
pháp sẽ vấp phải sai lầm, vậy ông nên rời khỏi đây mà
đi nơi khác".
Thế Hữu nói:
"Nay chư hiền đối với chánh pháp không có điều chi
nghi ngờ, muốn thay Phật để tuyên dương nên mới tập họp
nơi đây mà luận bàn Phật pháp. Tôi tuy không được thông
tuệ, nhưng cũng hiểu giáo pháp ít nhiều, văn chương u
huyền của tam tạng và những lý luận khúc chiết của ngũ
minh cũng đã từng nghiên cứu và đạt được những ý thú
nhất định".
Các vị A la hán nói:
"Lời nói suông không có gì làm bằng chứng, nếu vậy thì
thầy hãy ẩn cư nơi vắng vẻ một thời gian, lo tu tập gấp
để chứng đạt quả vô học, rồi mới tham dự cũng chưa
muộn".
Thế Hữu nói: " Tôi
xem quả vô học cũng như đàm dãi, chí tôi chỉ cầu Phật
quả, chẳng thèm đi con đường nhỏ". Bèn vò cái y rách
ném đi.Khi chiếc y chưa rơi tới đất, thì tôn giả (tuyên
bố mình) chứng được thánh quả vô học.
Lúc ấy, các vị A la
hán lại khiển trách: "Kẻ Tăng thượng mạn chính là người
này đây. Quả vô học được chư Phật hết lời tán thán,
đâu có thể chứng đắc dễ dàng như thế?"
Muốn cho mọi người
hết mối ngờ vực, Thế Hữu bèn ném chiếc y lên hư không,
chư Thiên bèn tiếp lấy và cung kính thỉnh cầu: "Tôn
giả nên chứng Phật quả để sau này kế thừa Đức Từ
Thị (Di Lặc), làm bậc tôn quý nhất trong ba cõi, và làm
chỗ nương tựa cho bốn loài, chứ giờ đây tôn giả chứng
quả nhỏ làm chi?".
Bấy giờ các vị A la
hán thấy sự ly kỳ như thế bèn tạ lỗi, và mời tôn giả
tham gia đại hội kết tập cho đủ số 500 người. Đồng
thời hội chúng suy cử Thế Hữu làm đệ nhất và Hiếp Tôn
Giả làm đệ nhị chủ tọa cuộc kết tập để quyết đoán
những ý kiến bất đồng của cử tọa.Những vấn đề của
kinh điển, sau khi được hội nghị thảo luận và biểu
quyết, bèn biên tập thành ba bộ luận, đó là:
1. Bộ luận "Ưu Ba Đề Xá" gồm 10 vạn bài tụng, dùng để giải thích Kinh tạng.2. Bộ luận "Tì Nại Da Tì Bà Sa" cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luật tạng.3. Bộ luận " A Tì Đạt Ma Tì Bà Sa" cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luận tạng.
Như vậy cả ba bộ
gồm 30 vạn bài tụng, chín trăm sáu mươi vạn lời
(9.600.000), giải thích đầy đủ ba tạng giáo điển. Trong đó,
không có chi tiết nào là không bàn bạc tận cùng, không có
chỗ sâu xa nào là không cứu xét rốt ráo. Những nghĩa lý thâm
u được làm cho sáng tỏ, những lời nói còn mù mờ được
làm cho rõ ràng. Thành quả này nhằm truyền lại muôn đời
cho hậu thế dùng làm cương lĩnh.
Kế đến, vua Ca Nị
Sắc Ca bèn sai thợ đúc đồng dùng đồng đỏ dát thành lá
mỏng, để chép luận văn, rồi đem cất vào trong hang đá, xây
thép lên trên để cúng dường. Vua lại sai thần Dược Xoa phòng
vệ khắp nước, không để cho ngoại đạo mang bộ luận ấy
ra khỏi lãnh thổ. Những ai muốn học tập nó thì phải đến
đó mà học .
Sau khi xong việc, vua bèn
thiết lễ trai tăng cúng dường rất trọng hậu để chúc
mừng đại hội kết tập vừa thành công viên mãn (Đại Đường
Tây Vức,quyển ba, Sa môn Biện Cơ soạn tại chùa Từ Ân, ĐTK
51, ký hiệu 2087, tr 886b).
Tóm
tắt
1/ Lý do kết tập:
vì chư Tăng của các bộ phái có những kiến giải bất đồng
về kinh điển,nên mới mở đại hội kết tập.
2/ Thời gian kết tập:
Khoảng 400 năm sau Phật Niết Bàn.
3/ Địa điểm kết
tập: tại thành Ca Thấp Di La (Kasmira), tên cũ gọi là Kế Tân,
nước Kiền Đà La (Gandhàra) thuộc miền Tây Bắc Ấn Độ.
4/ Vị chủ tọa cuộc
kết tập: Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) với sự trợ thủ
của Hiếp Tôn Giả.
5/ Số người tham dự
kết tập: 500 vị Hiền thánh (kể cả vị chủ tọa) đã đạt
địa vị vô lậu, tức quả A la hán.
6/ Người khởi xướng
cuộc kết tập: vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), vị hộ pháp được
xem là có công tương đương với hoàng đế A Dục.
7/ Thành quả cuộc
kết tập: Soạn ra ba bộ luận: kinh sớ, luật sớ, và luận
sớ, gồm ba mươi vạn bài tụng, 9.600.000 lời.
8/ Phương thức bảo
quản: Vua ra sắc lệnh sai thần Dược Xoa bảo vệ không cho
ngoại đạo hay người nào mang bộ luận này ra khỏi nước.
II-
Thuyết thứ hai
1. Thời gian kết
tập: Sau Phật Niết bàn 500 năm, và thời gian biên tập xong các
bộ luận kéo dài đến 12 năm.
2. Địa điểm kết
tập: Tại Kế Tân, tức Ca Thấp Di La (Kasmira)
3. Vị chủ tọa cuộc
kết tập: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử, và Bồ tát Mã Minh
chấp bút.
4. Số người tham dự:
500 vị La hán và 500 vị Bồ tát.
5. Thành quả: Soạn
một bộ luận gồm 8 kiền độ (tức 8 phần), đặt tên là
Phát Tuệ luận (hay Phát Trí luận) gồm 5 vạn bài kệ. Sau 12
năm mới hoàn thành, giả thích rộng rãi, gồm thành 100 vạn
bài kệ.
6. Phương thức bảo
quản: Các thánh giả dùng thần lực khiến các thần linh
bảo vệ không cho bất cứ một ai mang bộ luận này ra khỏi
nước (Bà Tẩu Bàn Đậu - Vasubandhu) pháp sư truyện, Chân Đế
đời Trần dịch, ĐTK 50, ký hiệu 2049, tr 189a).
III-
Thuyết thứ ba
1.Thời
gian kết tập: Vào thời vua Bà Tha Già Mã Ni (Vattagàmani) cai
trị Tích Lan (ước chừng 400 năm sau Phật nhập diệt (?).
2. Địa điểm kết
tập: tại thôn Mã Đặc Lê, phía Đông A Lư Ca, nước Tích
Lan.
3. Vị chủ tọa cuộc
kết tập: Thượng tọa La Hi Da Đại.
4. Số người tham dự:
500 vị Tỳ kheo.
5. Người khởi xướng
và bảo trợ: Vua Ba Tha Già Mã Ni (Vattagàmani).
6. Thành quả kết
tập: Kỳ kết tập này đọc lại giáo điển 3 tạng của Thượng
tọa bộ, hiệu đính lại những chú thích của ba tạng, sắp
xếp lại thứ tự của kinh điển, viết một bộ Tam tạng
bằng tiếng Pàli, và làm bản chú thích bằng văn Tăng Già La
(Tích Lan) (đảo sử Tích Lan, theo sự dẫn lại của Phật
Quang Đại từ điển, tr 5189a).
Vài
điều ghi nhận
- Thuyết thứ nhất, tư
liệu lấy từ Tây Vức ký, một tác phẩm viết khá súc
tích, khúc chiết và chặt chẽ, khá nổi tiếng, nhất là về
phương diện sử liệu. Do đó, gần như hầu hết các học
giả đều công nhận học thuyết này.
- Thuyết thứ hai lấy
từ Bà Tẩu Bàn Đậu pháp sư truyện. Văn của tập
truyện này viết chuệch choạc rời rạc, các dữ kiện phần
lớn không giống với Tây Vức ký. Tuy cũng được xem là
lần kết tập pháp tạng thứ tư, nhưng rất ít học giả công
nhận giá trị của nó.
- Thuyết thứ ba, tư
liệu còn ghi lại đầy đủ trong Đảo sử. Địa điểm và
thành phần tham dự hoàn toàn khác hẳn với cuộc kết tập
tại Ca Thấp Di La. Tuy vậy, các học giả đều công nhận đây
là lần kết tập thứ tư của Phật giáo Thượng tọa bộ
tại Tích Lan.
- Nếu như nước
Kiền Đà La hay miền Tây-Bắc Ấn Độ được xem là cái nôi,
là căn cứ địa mà Phật giáo đại thừa thai nghén và phát
triển, rồi từ đó truyền sang các nước thì trái lại, Tích
Lan chính là trung tâm của Phật giáo của các nước khác
trong vùng.
- Thời điểm vua Ca
Nị Sắc Ca ra đời có tới 5 mảng tư liệu đề cập đến,
xê dịch từ 300 đến 700 năm, nhưng chỉ có thuyết cho rằng
ông ra đời vào khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt, là được
các học giả đồng tình hơn hết (Xem thêm Phật Quang đại
từ điển, tr.3976b).
--- o0o ---
Kinh - Luật - Luận lần thứ năm & sáu
---o0o---
LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ V
Sau lần kết tập pháp tạng thứ tư đúng
2015 năm thì đến lần kết tập pháp tạng thứ 5. Theo sự
ghi chép của Pàli giáo sử chương 6 và sử
Miến Điện; thì vào năm 1871,
quốc vương Miến Điện là Mẫn Đông (Mindon - tại vị từ
1853 - 1878) đứng ra triệu tập 2400 vị cao tăng, cử hành kết
tập Tam tạng giáo điển lần thứ 5, tại thủ đô Man-Đức
-Lặc (Mandalay), chính quốc vương làm người hộ pháp.
Lần kết tập này lấy Luật tạng làm trung tâm, khảo đính
đối chiếu những điểm dị đồng của thánh điển, rồi đại
chúng cùng đọc tụng, trải qua 5 tháng mới hoàn thành.
Sau đó nhà vua truyền lệnh đem văn tự
của 3 tạng đã được kết tập sắp xếp theo thể loại, rồi
cho khắc trên 729 khối đá hình vuông và đem cất vào
trong chùa tháp Câu-tha-đà (Kuthodaw), dưới chân núi Mạn-đức-lặc
và cho xây 45 tòa tháp Phật bao quanh ở bên ngoài. Thành quả
kết tập này vẫn còn được bảo quản
tại cố đô Mạn-đức-lặc, cho đến ngày nay (PQĐTĐ, tr
5189b).
Tóm tắt:
1. Lý do kết tập: Để thống nhất và giữ sự trong sáng của kinh điển.
2. Thời gian kết tập: Vào năm1871, và trải qua 5 tháng mới hoàn thành.
3. Địa điểm kết tập: Tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là Mạn-đức-lặc (Mandalay).
4. Số người tham dự kết tập: 2400 vị cao tăng.
5. Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập: Vua Mẫn Đông (Mindon), vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo Miến Điện lúc bấy giờ.
6. Thành quả cuộc kết tập: Khảo đính lại 3 tạng, rồi đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông.
7. Phương thức bảo quản: Đem cất 3 tạng vào trong chùa tháp Câu-tha-đà (Kuthodaw), và xây 45 ngôi bảo tháp xung quanh bên ngoài.
LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ VI
1. Lý do kết tập: Để thống nhất và giữ sự trong sáng của kinh điển.
2. Thời gian kết tập: Vào năm1871, và trải qua 5 tháng mới hoàn thành.
3. Địa điểm kết tập: Tại thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ là Mạn-đức-lặc (Mandalay).
4. Số người tham dự kết tập: 2400 vị cao tăng.
5. Người khởi xướng và bảo trợ cuộc kết tập: Vua Mẫn Đông (Mindon), vị hộ pháp đắc lực của Phật giáo Miến Điện lúc bấy giờ.
6. Thành quả cuộc kết tập: Khảo đính lại 3 tạng, rồi đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông.
7. Phương thức bảo quản: Đem cất 3 tạng vào trong chùa tháp Câu-tha-đà (Kuthodaw), và xây 45 ngôi bảo tháp xung quanh bên ngoài.
LỊCH SỬ KẾT TẬP PHÁP TẠNG LẦN THỨ VI
Đại hội kết tập pháp tạng lần này được
tổ chức tại Miến Điện, cách lần kết tập pháp tạng thứ
5 đúng 83 năm. Phật giáo Miến Điện vốn được Chính phủ
tán trợ, đã long trọng cử hành đại hội kết tập
Tam tạng lần thứ 6 vào dịp đại lễ
Phật Đản, nhằm ngày 17 tháng 5 (Visàkha Day), năm
1954. Mục đích lần kết tập này là nhằm đoàn kết
Phật giáo đồ, chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ, và đề
cao địa vị độc lập của nước Miến Điện. Địa điểm
kết tập đặt tại phía Bắc Ngưỡng Quang trên đồi núi Nghệ
Cố; cách tổ chức rập khuôn theo lần kết tập thứ nhất tại
hang Thất Diệp, nước Ấn Độ. Lần kết tập này
dùng những bản văn đã khắc
trên 729 khối đá của lần kết tập thứ 5 làm căn cứ, và
thu thập rộng rãi các bản văn Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên, Hiệp
hội Pàli Thánh điển ở Luân Đôn
và những bản văn Pàli tại Miến Điện, rồi đem ra khảo đính
một cách kỹ lưỡng. Sau khi kết tập hoàn thành, Giáo
hội bèn đem in để lưu truyền. Lần
kết tập này có mời các Tỷ kheo thuộc những nước Phật
giáo Nam truyền tham dự, đồng thời các Tỷ kheo của những
nước Phật giáo Bắc truyền cũng được mời đến dự khán.
Thời gian kết tập trải qua hơn 2 năm, đến Phật Đản 1956
(Phật lịch 2500) mới hoàn thành (PQĐTĐ,
tr 5189).
Tóm tắt:
1. Lý do kết tập: Nhằm đoàn kết Phật giáo đồ và chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ.
2. Thời gian kết tập: Bắt đầu ngày 17 tháng 5, dịp lễ Phật Đản năm 1954, trải qua 2 năm, đến Phật Đản 1956 (PL. 2500) mới hoàn thành.
3. Địa điểm kết tập: Tại phía Bắc Ngưỡng Quang, trên đồi núi Nghệ Cố.
4. Người khởi xướng cuộc kết tập: Giáo hội Phật giáo Miến Điện.
5. Người bảo trợ cuộc kết tập: Chính phủ Miến Điện.
6. Thành quả của cuộc kết tập: Tham khảo tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
1. Lý do kết tập: Nhằm đoàn kết Phật giáo đồ và chấn hưng Phật giáo Thượng tọa bộ.
2. Thời gian kết tập: Bắt đầu ngày 17 tháng 5, dịp lễ Phật Đản năm 1954, trải qua 2 năm, đến Phật Đản 1956 (PL. 2500) mới hoàn thành.
3. Địa điểm kết tập: Tại phía Bắc Ngưỡng Quang, trên đồi núi Nghệ Cố.
4. Người khởi xướng cuộc kết tập: Giáo hội Phật giáo Miến Điện.
5. Người bảo trợ cuộc kết tập: Chính phủ Miến Điện.
6. Thành quả của cuộc kết tập: Tham khảo tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
Tóm lược tổng quát:
Đến đây, chúng ta đã thấy một cách khái quát lịch trình kết tập pháp tạng từ khi Phật Niết bàn cho đến ngày nay. Hai lần kết tập thứ nhất và lần thứ hai, đều được các hệ phái Phật giáo công nhận giá trị lịch sử của nó. Lần kết tập thứ ba gồm có 3 thuyết đề cập đến, trong đó có đôi chỗ bất đồng. Nhưng thuyết được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang ghi lại trong Đại Đường Tây Vức Ký là tương đối có giá trị nhất về mặt lịch sử. Lần kết tập thứ nhất, hai, ba và tư, đều xảy ra tại Ấn Độ. Riêng lần thứ tư, ngoài Ấn Độ, tại Tích Lan cũng có một đại hội kết tập pháp tạng được tổ chức cùng thời gian tương tự. Sau lần kết tập này, lần thứ năm và thứ sáu được diễn ra tại Miến Điện, chỉ là công việc kết tập Tam tạng của Phật giáo Thượng tọa bộ; và từ đó đến nay (1997), chưa có lần kết tập pháp tạng nào khác nữa.
Hai lần kết tập thứ nhất và thứ hai được thực hiện bằng hình thức khẩu tụng và khẩu truyền, chứ chưa ghi chép thành văn bản. Mặc dù cũng có người cho rằng đã có dùng văn tự, nhưng ý kiến này không được các học giả công nhận.
Luật tạng: Được hình thành ngay từ lần kết tập đầu tiên, do Ưu Ba Ly tụng xuất, được gọi là Bát Thập Tung Luật (và được truyền nhau bằng đọc thuộc lòng). Từ đó trở đi, hầu hết các bộ phái Phật giáo đều lấy bộ luật này làm căn cứ, rồi bổ sung và chú giải rộng rãi thêm. Do đó mà về phương diện Giới luật, sự sai khác giữa các bộ phái tương đối rất ít.
Kinh tạng: - Chủ yếu là 4 bộ Nikàya, tương đương với 4 bộ A Hàm - cũng được hình thành từ lần kết tập đầu tiên, do A Nan tụng xuất; Còn Tiểu bộ kinh Nikàya thì được hình thành dần dần sau đó. Theo quan điểm của các học giả thì những gì được gọi là kinh thường hội đủ 3 yếu tố: 1. Phù hợp với chân lý (pháp tánh); 2. Phù hợp với đạo đức (hay giới luật); 3. Có giá trị thực tiễn. Luật thì chỉ có Phật chế định, nhưng kinh thì có 5 hạng người nói ra, đó là: 1. Do chính miệng Phật nói ra; 2. Do đệ tử Phật nói; 3. Do các vị thần tiên nói; 4. Do chư Thiên nói; 5. Do hóa nhân nói. (1)
Đến đây, chúng ta đã thấy một cách khái quát lịch trình kết tập pháp tạng từ khi Phật Niết bàn cho đến ngày nay. Hai lần kết tập thứ nhất và lần thứ hai, đều được các hệ phái Phật giáo công nhận giá trị lịch sử của nó. Lần kết tập thứ ba gồm có 3 thuyết đề cập đến, trong đó có đôi chỗ bất đồng. Nhưng thuyết được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang ghi lại trong Đại Đường Tây Vức Ký là tương đối có giá trị nhất về mặt lịch sử. Lần kết tập thứ nhất, hai, ba và tư, đều xảy ra tại Ấn Độ. Riêng lần thứ tư, ngoài Ấn Độ, tại Tích Lan cũng có một đại hội kết tập pháp tạng được tổ chức cùng thời gian tương tự. Sau lần kết tập này, lần thứ năm và thứ sáu được diễn ra tại Miến Điện, chỉ là công việc kết tập Tam tạng của Phật giáo Thượng tọa bộ; và từ đó đến nay (1997), chưa có lần kết tập pháp tạng nào khác nữa.
Hai lần kết tập thứ nhất và thứ hai được thực hiện bằng hình thức khẩu tụng và khẩu truyền, chứ chưa ghi chép thành văn bản. Mặc dù cũng có người cho rằng đã có dùng văn tự, nhưng ý kiến này không được các học giả công nhận.
Luật tạng: Được hình thành ngay từ lần kết tập đầu tiên, do Ưu Ba Ly tụng xuất, được gọi là Bát Thập Tung Luật (và được truyền nhau bằng đọc thuộc lòng). Từ đó trở đi, hầu hết các bộ phái Phật giáo đều lấy bộ luật này làm căn cứ, rồi bổ sung và chú giải rộng rãi thêm. Do đó mà về phương diện Giới luật, sự sai khác giữa các bộ phái tương đối rất ít.
Kinh tạng: - Chủ yếu là 4 bộ Nikàya, tương đương với 4 bộ A Hàm - cũng được hình thành từ lần kết tập đầu tiên, do A Nan tụng xuất; Còn Tiểu bộ kinh Nikàya thì được hình thành dần dần sau đó. Theo quan điểm của các học giả thì những gì được gọi là kinh thường hội đủ 3 yếu tố: 1. Phù hợp với chân lý (pháp tánh); 2. Phù hợp với đạo đức (hay giới luật); 3. Có giá trị thực tiễn. Luật thì chỉ có Phật chế định, nhưng kinh thì có 5 hạng người nói ra, đó là: 1. Do chính miệng Phật nói ra; 2. Do đệ tử Phật nói; 3. Do các vị thần tiên nói; 4. Do chư Thiên nói; 5. Do hóa nhân nói. (1)
Luận tạng: Chính thức được thành lập từ
đại hội kết tập lần thứ 3 trở đi, do yêu cầu phản
bác những chỉ trích và xuyên tạc của ngoại đạo,
đồng thời cũng nhằm làm sáng tỏ giá trị của giáo điển
mà thành lập. Hơn nữa, cũng chính từ lần kết tập
thứ 3 này, Tam tạng giáo điển mới
bắt đầu chính thức ghi chép thành văn bản. Theo Phán sư Ân
Thuận thì tôn giáo cổ đại cũng như các nền triết học
khác, từ lúc khai sáng đến lúc hoàn thành, về phương
diện văn cú, đều từ đơn giản đến
phong phú; về phương diện nghĩa lý, đều từ chỗ mù mờ đến
chỗ sáng tỏ, từ chỗ sơ lược đến chỗ tinh vi, từ chỗ
rời rạc đến chỗ có hệ thống. Thánh điển Phật giáo cũng
không ra ngoài công lệ đó; nghĩa là sự tụng đọc, kết tập
ban đầu rất đơn giản, ngắn gọn, rồi dần dần trở
nên phong phú và hoàn chỉnh (2). Thế nên, 7 bộ luận thư của
Phật giáo Nam truyền không phải được soạn ra cùng một
lúc, mà ít nhất cũng trải qua thời gian từ 200 đến
300 năm mới hoàn tất.
Các nhà Phật học cho rằng Thánh điển Phật
giáo bao gồm mấy
loại sau đây:
1. Thánh điển Pàli: Thánh điển này thuộc các nước Phật giáo Nam phương như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào. Cơ sở của văn Pàli là tiếng Paisàci và có pha trộn ít nhiều tiếng Ma Kiệt Đà (Magadha). Cách cấu trúc của văn Pàli được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 âm tiết, văn phạm rất chặt chẽ, đọc lên nghe có nhạc điệu, khiến cho người học dễ ghi nhớ và thuộc lòng; nên dù không phải là ngôn ngữ chính của Phật, vẫn được các học giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Hơn nữa, Thánh điển này được bảo tồn tại Tích Lan và các nước Phật giáo Nam phương khác, ít bị nạn binh lửa chiến tranh tàn phá, chưa trải qua sự phiên dịch, nên khi nghiên cứu, các học giả có cảm giác rất gần với Phật giáo Nguyên thủy. Đó là ưu thế của loại Thánh điển này.
1. Thánh điển Pàli: Thánh điển này thuộc các nước Phật giáo Nam phương như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào. Cơ sở của văn Pàli là tiếng Paisàci và có pha trộn ít nhiều tiếng Ma Kiệt Đà (Magadha). Cách cấu trúc của văn Pàli được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 âm tiết, văn phạm rất chặt chẽ, đọc lên nghe có nhạc điệu, khiến cho người học dễ ghi nhớ và thuộc lòng; nên dù không phải là ngôn ngữ chính của Phật, vẫn được các học giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Hơn nữa, Thánh điển này được bảo tồn tại Tích Lan và các nước Phật giáo Nam phương khác, ít bị nạn binh lửa chiến tranh tàn phá, chưa trải qua sự phiên dịch, nên khi nghiên cứu, các học giả có cảm giác rất gần với Phật giáo Nguyên thủy. Đó là ưu thế của loại Thánh điển này.
Chúng ta còn biết rằng Tam tạng giáo điển
sau khi truyền vào Tích Lan, trải qua hơn 150 năm
đến đời vua Phạt-đa-già-ma-ni trị vì, ông mới ra lệnh
viết thành văn tự lần đầu tiên,
khoảng năm 20 trước Tây lịch (3). Thế rồi, mãi đến
năm189 Tây lịch, vua Tích Lan là Tấn La, nhân kỷ niệm
lần thứ 25 ngày lên ngôi của mình, nhà vua mới cho in tạng
Pàli thánh điển. Đây là một bộ Đại
tạng khá hoàn chỉnh, thường được gọi là Nam truyền Đại
tạng kinh, nội dung thiên về Phật giáo Tiểu thừa. Đại khái
các bản Hán dịch về Luật tạng và kinh A hàm, tương
đương với các Kinh Luật trong Đại
tạng này (4).
2. Thánh điển Sanskrit: gồm 2 loại :
a) Nê Bá Nhĩ thánh điển: loại kinh điển này không giống với kinh điển Pàli, và đều thuộc về Phật giáo Đại thừa. Những tác phẩm tác này có hình thức giống như Áo Nghĩa Thư.
b) CácThánh điển Phật giáo được phát hiện tại Trung Á Tế Á: loại Thánh điển này cho đến nay đều là những bản văn rời rạc, không đầy đủ.
a) Nê Bá Nhĩ thánh điển: loại kinh điển này không giống với kinh điển Pàli, và đều thuộc về Phật giáo Đại thừa. Những tác phẩm tác này có hình thức giống như Áo Nghĩa Thư.
b) CácThánh điển Phật giáo được phát hiện tại Trung Á Tế Á: loại Thánh điển này cho đến nay đều là những bản văn rời rạc, không đầy đủ.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể thêm Hán dịch
Thánh điển và Tạng dịch Thánh điển:
- Hán dịch
Thánh điển: bao gồm các bản dịch
bằng Hán văn từ những tác phẩm thuộc các bộ phái. Công
việc phiên dịch bắt đầu từ năm Đinh Mão, niên hiệu
Vĩnh Bình thứ 10, tức năm 67 Tây lịch,
đến năm 730 thuộc niên hiệu Đường Khai Nguyên thứ
18, gồm tất cả 664 năm, và số
người phiên dịch là 176 người, kể cả chư Tăng và cư sĩ.
Tất nhiên, sau đó công việc phiên dịch còn tiếp tục đến
thế kỷ 13. Những bản Hán dịch về Phật điển gồm đủ các
bộ phái, mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng đây là một
kho báu trong lĩnh vực văn hóa Trung Quốc,
khiến Trung Quốc thành một trung tâm Phật giáo vĩ đại nhất,
ngoại trừ Ấn Độ (5).
- Tạng dịch
Thánh điển: Thánh điển này chủ
yếu được dịch từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11.
Đây là loại văn hiến được nhiều học giả Phật giáo trọng thị để tâm nghiên cứu.
Còn các kinh điển mà Phật giáo Nhật Bản và Triều Tiên sử dụng chẳng qua chỉ là những bản Hán dịch đặc biệt, chứ không phải là bản dịch từ ngôn ngữ chính quốc; ngoại trừ, gần đây Nhật Bản đã dịch đầy đủ bộ Nam truyền Đại tạng kinh (6).
Đây là loại văn hiến được nhiều học giả Phật giáo trọng thị để tâm nghiên cứu.
Còn các kinh điển mà Phật giáo Nhật Bản và Triều Tiên sử dụng chẳng qua chỉ là những bản Hán dịch đặc biệt, chứ không phải là bản dịch từ ngôn ngữ chính quốc; ngoại trừ, gần đây Nhật Bản đã dịch đầy đủ bộ Nam truyền Đại tạng kinh (6).
Tóm lại, thông thường chúng ta chỉ biết có
3 tạng là; tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận. Thế nhưng có
thuyết còn đề cập đến 5 tạng, đó
là: 1. Tạng Kinh; 2. Tạng Luật; 3. Tạng Luận; 4.Tạp tạng;
5. Cấm chú tạng (hay Bồ Tát tạng). Thậm chí trong "Bồ
Tát Xử Thai kinh, phẩm Xuất Kinh" còn liệt kê ra đến 8
tạng là: 1. Thai Hóa tạng; 2. Trung Ấm tạng; 3. Ma Ha Diễn Phương
Đẳng tạng; 4. Giới Luật tạng; 5. Thập Trụ Bồ Tát tạng;
6. Tạp tạng; 7. Kim Cương tạng; 8. Phật tạng (7).
Tất nhiên, thuyết này ít ai công nhận.
Tất nhiên, thuyết này ít ai công nhận.
Ngoài các đại hội kết tập pháp tạng mà
chúng ta đã tìm hiểu, Đại Trí Độ
Luận quyển 100 và Kim Cương Tiên Luận quyển 1 còn cho
biết: Cùng lúc Ca Diếp kết tập 3 tạng Tiểu thừa tại núi
Kỳ Xà Quật, thì có Văn Thù, Di Lặc... cùng với A Nan kết tập
kinh điển Đại thừa tại núi
Thiết Vi. Cuộc kết tập này được gọi là Kết tập Kinh điển
Đại thừa. Nhưng thuyết này có lẽ là truyền thuyết
phát sinh sau khi Phật giáo Đại thừa
đã hưng khởi (8).
Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu khái quát lịch sử kết tập pháp tạng và diễn tiến hình thành Tam tạng giáo điển qua các thời kỳ từ lúc khẩu truyền cho đến khi được viết thành văn bản. Những bài kế tiếp, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược nội dung của hai Tạng giáo Nam truyền và Bắc truyền, để quý độc giả có cái nhìn tổng quát về Tam tạng giáo điển của đạo Phật.
Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu khái quát lịch sử kết tập pháp tạng và diễn tiến hình thành Tam tạng giáo điển qua các thời kỳ từ lúc khẩu truyền cho đến khi được viết thành văn bản. Những bài kế tiếp, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược nội dung của hai Tạng giáo Nam truyền và Bắc truyền, để quý độc giả có cái nhìn tổng quát về Tam tạng giáo điển của đạo Phật.
Ghi chú:
(1), (2): Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành, Ấn Thuận, Đài Bắc XB 1988, tr.6, tr.21.
(3), (6): Ba Lợi hệ Phật giáo sử cương, nhiều tác giả, Đài Bắc XB 1987, tr.242, tr.233.
(4), (5): Phật điển Hán dịch chí nghiên cứu. Vương Văn Nhan, Đài Bắc XB 1984, tr.3, tr.1.
(7), (8): Phật Quang Đại Từ Điển, Đài Bắc Xb 1989, tr.1588.
(1), (2): Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành, Ấn Thuận, Đài Bắc XB 1988, tr.6, tr.21.
(3), (6): Ba Lợi hệ Phật giáo sử cương, nhiều tác giả, Đài Bắc XB 1987, tr.242, tr.233.
(4), (5): Phật điển Hán dịch chí nghiên cứu. Vương Văn Nhan, Đài Bắc XB 1984, tr.3, tr.1.
(7), (8): Phật Quang Đại Từ Điển, Đài Bắc Xb 1989, tr.1588.
Nghe thuyết thứ 1 của lịch sử kết tập lần thứ 4 thấy mùi Đại thừa rất nhiều. Tay Thế Hữu tỏ vẻ khinh khi quả vị A la hán như đàm đãi, muốn cầu quả vị ngang đức Thế Tôn. Khéo léo đưa vào nhân vật Di Lặc hư cấu, chư thiên tán thán, ủng hộ tay này đủ thứ. Cái ngôn ngữ trịch thượng của bọn tu sai đường luôn luôn tự đắc. Thầy viết bài này chắc có nghiên cứu nên mong rằng ko phải cố tình truyền bá cái thuyết sàm ngôn này. Kính bút
Trả lờiXóaTôi chỉ tin vào kinh điển do chính Bổ sư thích ca mâu ni tuyên thuyết, còn lại chỉ là tà đạo.
Xóa